Các chuyên gia kỹ thuật số trên toàn thế giới đều sử dụng phần mềm Autodesk Digital Entertainment Creation để tạo nên những bộ phim thành công nhất năm 2011.
Các chuyên gia kỹ thuật số đã cống hiến hàng tháng, thậm chí hàng năm ở hậu trường để tạo nên những hiệu ứng kỳ diệu cho rất nhiều bộ phim được đề cử giải Oscar năm nay. Nói riêng về đề cử cho Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất và Phim hoạt hình hay nhất (cho phim truyện và phim ngắn), nhiều chuyên gia đã áp dụng cùng một bộ sản phẩm, đó là phần mềm Digital Entertainment Creation (DEC) của Autodesk, Inc.
Giải “Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất”
“Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2”: Các hãng về hiệu ứng hình ảnh tại Anh như Double Negative, MPC và Framestore đều sử dụng phần mềm Autodesk Maya để tạo nên hiệu ứng hình ảnh 3D xuất sắc cho phần cuối trong serie phim Harry Potter. Chuyên gia của Double Negative VFX, ông David Vickery, cho biết, “Maya được coi là công cụ chủ chốt của chúng tôi từ phần “Chiếc cốc lửa”. Trong phần này, Maya đã giúp chúng tôi xây dựng trường Hogward hoàn toàn trên máy tính ở dạng 3D, bao gồm một dãy núi hùng vĩ và hình ảnh kỹ thuật số của con rồng phun lửa với phần mềm Autodesk Mudbox.”
Chuyên gia của MPC VFX, ông Greg Butler bổ sung, “Từ phần đầu tiên trong serie phim Harry Potter cho đến những cảnh cuối cùng, MPC hoàn toàn dựa vào phần mềm Maya để dàn dựng và tạo hiệu ứng ánh sáng”. Andy Kind, chuyên gia của Framestore VFX cho biết, " Phần mềm Autodesk Maya cũng là công cụ bắt buộc của chúng tôi, để tạo nên hiệu ứng kỳ diệu cho nụ hôn của Ron và Hermione trong Phòng chứa bí mật, hay là cái nhìn của Harry về thiên đường. Chúng tôi sẽ không thể hoàn thành bất cứ phần nào trong 8 bộ phim nếu không có Maya!"
“Hugo”: Hãng VFX Pixomondo quản lý một đội ngũ sản xuất toàn cầu ở 10 trên 11 cơ sở ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, xây dựng những tưởng tượng phong phú và chi tiết về Paris những năm 30 trong Hugo. Trong vòng hơn một năm, nhóm chuyên gia toàn cầu đã sử dụng bộ công cụ sản xuất bao gồm Maya và Autodesk 3ds Max để tạo hình ảnh động, dàn dựng nhân vật và mô hình hóa; đồng thời sử dụng Autodesk MotionBuilder để tạo motion-capture và tạo thành hình ảnh động.
Chuyên gia của VFX Ben Grossmann cho biết, "Khả năng tương tác của các ứng dụng Autodesk đã giúp chúng tôi đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ về thời hạnvà mang lại cái nhìn phép thuật của Martin Scorsese tới màn ảnh lớn."
“Tay đấm thép”: Hãng hiệu ứng hình ảnh Digital Domain, chuyên gia motion-capture Giant Studios và chuyên gia sản xuất Technoprop đã cùng hoàn thiện “Tay đấm thép” trong thời gian kỷ lục là 71 ngày. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 công ty và bộ công cụ của Autodesk, họ đã cùng tạo nên bộ phim hành động thực tế và ly kỳ này, về quan hệ cảm động giữa con người và người máy.
“Sự nổi dậy của loài khỉ (Rise of the Planet of the Apes)”: Caesar, con tinh tinh CG do Andy Serkis thể hiện là một cột mốc sáng tạo quan trọng của hãng Welta Digital tại New Zealand. Weta sử dụng Maya và Motion Builder là công cụ thiết kế chính để tạo nên các hiệu ứng hình ảnh và trình diễn đột phá. Sebastian Sylwan, trưởng nhóm công nghệ tại Weta chia sẻ, “Để tạo ra một nhân vật CG thực tế và sống động như Caesar, yêu cầu phải cung cấp cho các chuyên gia những công cụ phù hợp và những công nghệ cải tiến nhất, giúp họ chuyển đổi và thể hiện sự sáng tạo. Chúng tôi phát triển phần mềm của riêng mình để hoàn thiện chuyển động, tóc, mắt và cơ bắp, dựa trên phần mềm Maya và MotionBuilder.”
“Transformers: Dark Side of the Moon”: Người máy Transformer được cấu thành từ hơn 50 triệu khối đa giác lập thể 3D do công ty hàng đầu về hiệu ứng hình ảnh Industrial Light & Magic (ILM) với văn phòng ở San Francisco và Singapore và Digital Domain. ILM sử dụng bộ công cụ Autodesk DEC gồm: 3ds Max để tạo không gian kỹ thuật số; Autodesk Flame là một phần của hệ thống tổng hợp tốc độ cao SABRE; và Maya là công cụ chính để làm hoạt họa và dàn dựng bố trí.
Scott Farrar, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh của "Transformers: Dark Side of the Moon" cho hay: “Khi hiệu quả công việc yêu cầu phức tạp hơn, việc các chuyên gia được tiếp cần với những bộ công cụ tốt nhất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với việc sử dụng bộ sản phẩm Autodesk Digital Entertainment Creation, ILM có thểt tiếp tục sáng tạo những hiểu ứng hình ảnh xuất sắc khác.”
Phim hoạt hình hay nhất
“Kung Fu Panda 2” và “Mèo đi hia”: Cả hai bộ phim này không chỉ được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất cho hãng Dreamworks Animation (DWA), mà còn là 2 trong 3 phim hoạt hình đoạt doanh thu cao nhất.
DWA tiếp tục ứng dụng những công nghệ sáng tạo để tạo nên các nhân vật hoạt hình với những tính cách đặc biệt, cả hai bộ phim này đều sử dụng công nghệ Maya. Phil McNally, chuyên gia 3D cho cả hai phim cho biết, "Hoặc chúng tôi tự làm, hoặc liên kết với Autodesk, chúng tôi có thể phát triển các công cụ Maya giải quyết những thách thức cụ thể của 3D. Maya mang lại cho chúng ta trực quan linh hoạt, hoặc khả năng để xem những gì chúng tôi đang làm, trong khi chúng tôi đang xây dựng nó, trong không gian 3D. "
“Rango”: Câu chuyện về cuộc tìm kiếm một con thằn lằn kỳ lạ, là bộ phim hoạt hình đầu tiên của ILM. Bộ phim đã giải quyết được một số những thách thức về sáng tạo và kỹ thuật: Chỉ riêng khuôn mặt của Rango đã cần đến hơn 300 bộ điều khiển để đạt được hiệu suất cần thiết cho 1.100 bức ảnh mà Rango xuất hiện trong đó. Hơn nữa, Rango chỉ là một trong số hơn 100 diễn viên trong bộ phim này.
Ông Hal Hickel, giám đốc của ILM chia sẻ: “Tất cả các nhân vật này đều có đủ hình dạng, bộ lông hay bộ da và quần áo. Chúng tôi cố gắng để tạo nên một thế giới trực quan cho Rango. Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác là bạn có thể tiếp cận và chạm vào các đối tượng trong khung hình để biết chính xác chúng như thế nào. Do vậy, điều quan trọng là các phần mềm chúng tôi sử dụng phải cho phép chúng tôi thể hiện càng nhiều chi tiết càng tốt tại mỗi giai đoạn. Maya là một công cụ tuyệt vời giúp chúng tôi thực hiện được điều này./.
Các chuyên gia kỹ thuật số đã cống hiến hàng tháng, thậm chí hàng năm ở hậu trường để tạo nên những hiệu ứng kỳ diệu cho rất nhiều bộ phim được đề cử giải Oscar năm nay. Nói riêng về đề cử cho Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất và Phim hoạt hình hay nhất (cho phim truyện và phim ngắn), nhiều chuyên gia đã áp dụng cùng một bộ sản phẩm, đó là phần mềm Digital Entertainment Creation (DEC) của Autodesk, Inc.
Giải “Hiệu ứng hình ảnh đẹp nhất”
“Harry Potter and the Deathly Hallows Part 2”: Các hãng về hiệu ứng hình ảnh tại Anh như Double Negative, MPC và Framestore đều sử dụng phần mềm Autodesk Maya để tạo nên hiệu ứng hình ảnh 3D xuất sắc cho phần cuối trong serie phim Harry Potter. Chuyên gia của Double Negative VFX, ông David Vickery, cho biết, “Maya được coi là công cụ chủ chốt của chúng tôi từ phần “Chiếc cốc lửa”. Trong phần này, Maya đã giúp chúng tôi xây dựng trường Hogward hoàn toàn trên máy tính ở dạng 3D, bao gồm một dãy núi hùng vĩ và hình ảnh kỹ thuật số của con rồng phun lửa với phần mềm Autodesk Mudbox.”
Chuyên gia của MPC VFX, ông Greg Butler bổ sung, “Từ phần đầu tiên trong serie phim Harry Potter cho đến những cảnh cuối cùng, MPC hoàn toàn dựa vào phần mềm Maya để dàn dựng và tạo hiệu ứng ánh sáng”. Andy Kind, chuyên gia của Framestore VFX cho biết, " Phần mềm Autodesk Maya cũng là công cụ bắt buộc của chúng tôi, để tạo nên hiệu ứng kỳ diệu cho nụ hôn của Ron và Hermione trong Phòng chứa bí mật, hay là cái nhìn của Harry về thiên đường. Chúng tôi sẽ không thể hoàn thành bất cứ phần nào trong 8 bộ phim nếu không có Maya!"
“Hugo”: Hãng VFX Pixomondo quản lý một đội ngũ sản xuất toàn cầu ở 10 trên 11 cơ sở ở Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á, xây dựng những tưởng tượng phong phú và chi tiết về Paris những năm 30 trong Hugo. Trong vòng hơn một năm, nhóm chuyên gia toàn cầu đã sử dụng bộ công cụ sản xuất bao gồm Maya và Autodesk 3ds Max để tạo hình ảnh động, dàn dựng nhân vật và mô hình hóa; đồng thời sử dụng Autodesk MotionBuilder để tạo motion-capture và tạo thành hình ảnh động.
Chuyên gia của VFX Ben Grossmann cho biết, "Khả năng tương tác của các ứng dụng Autodesk đã giúp chúng tôi đáp ứng được yêu cầu chặt chẽ về thời hạnvà mang lại cái nhìn phép thuật của Martin Scorsese tới màn ảnh lớn."
“Tay đấm thép”: Hãng hiệu ứng hình ảnh Digital Domain, chuyên gia motion-capture Giant Studios và chuyên gia sản xuất Technoprop đã cùng hoàn thiện “Tay đấm thép” trong thời gian kỷ lục là 71 ngày. Với sự hợp tác chặt chẽ giữa 3 công ty và bộ công cụ của Autodesk, họ đã cùng tạo nên bộ phim hành động thực tế và ly kỳ này, về quan hệ cảm động giữa con người và người máy.
“Sự nổi dậy của loài khỉ (Rise of the Planet of the Apes)”: Caesar, con tinh tinh CG do Andy Serkis thể hiện là một cột mốc sáng tạo quan trọng của hãng Welta Digital tại New Zealand. Weta sử dụng Maya và Motion Builder là công cụ thiết kế chính để tạo nên các hiệu ứng hình ảnh và trình diễn đột phá. Sebastian Sylwan, trưởng nhóm công nghệ tại Weta chia sẻ, “Để tạo ra một nhân vật CG thực tế và sống động như Caesar, yêu cầu phải cung cấp cho các chuyên gia những công cụ phù hợp và những công nghệ cải tiến nhất, giúp họ chuyển đổi và thể hiện sự sáng tạo. Chúng tôi phát triển phần mềm của riêng mình để hoàn thiện chuyển động, tóc, mắt và cơ bắp, dựa trên phần mềm Maya và MotionBuilder.”
“Transformers: Dark Side of the Moon”: Người máy Transformer được cấu thành từ hơn 50 triệu khối đa giác lập thể 3D do công ty hàng đầu về hiệu ứng hình ảnh Industrial Light & Magic (ILM) với văn phòng ở San Francisco và Singapore và Digital Domain. ILM sử dụng bộ công cụ Autodesk DEC gồm: 3ds Max để tạo không gian kỹ thuật số; Autodesk Flame là một phần của hệ thống tổng hợp tốc độ cao SABRE; và Maya là công cụ chính để làm hoạt họa và dàn dựng bố trí.
Scott Farrar, chuyên gia hiệu ứng hình ảnh của "Transformers: Dark Side of the Moon" cho hay: “Khi hiệu quả công việc yêu cầu phức tạp hơn, việc các chuyên gia được tiếp cần với những bộ công cụ tốt nhất trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Với việc sử dụng bộ sản phẩm Autodesk Digital Entertainment Creation, ILM có thểt tiếp tục sáng tạo những hiểu ứng hình ảnh xuất sắc khác.”
Phim hoạt hình hay nhất
“Kung Fu Panda 2” và “Mèo đi hia”: Cả hai bộ phim này không chỉ được đề cử giải Oscar cho phim hoạt hình hay nhất cho hãng Dreamworks Animation (DWA), mà còn là 2 trong 3 phim hoạt hình đoạt doanh thu cao nhất.
DWA tiếp tục ứng dụng những công nghệ sáng tạo để tạo nên các nhân vật hoạt hình với những tính cách đặc biệt, cả hai bộ phim này đều sử dụng công nghệ Maya. Phil McNally, chuyên gia 3D cho cả hai phim cho biết, "Hoặc chúng tôi tự làm, hoặc liên kết với Autodesk, chúng tôi có thể phát triển các công cụ Maya giải quyết những thách thức cụ thể của 3D. Maya mang lại cho chúng ta trực quan linh hoạt, hoặc khả năng để xem những gì chúng tôi đang làm, trong khi chúng tôi đang xây dựng nó, trong không gian 3D. "
“Rango”: Câu chuyện về cuộc tìm kiếm một con thằn lằn kỳ lạ, là bộ phim hoạt hình đầu tiên của ILM. Bộ phim đã giải quyết được một số những thách thức về sáng tạo và kỹ thuật: Chỉ riêng khuôn mặt của Rango đã cần đến hơn 300 bộ điều khiển để đạt được hiệu suất cần thiết cho 1.100 bức ảnh mà Rango xuất hiện trong đó. Hơn nữa, Rango chỉ là một trong số hơn 100 diễn viên trong bộ phim này.
Ông Hal Hickel, giám đốc của ILM chia sẻ: “Tất cả các nhân vật này đều có đủ hình dạng, bộ lông hay bộ da và quần áo. Chúng tôi cố gắng để tạo nên một thế giới trực quan cho Rango. Chúng tôi muốn tạo ra cảm giác là bạn có thể tiếp cận và chạm vào các đối tượng trong khung hình để biết chính xác chúng như thế nào. Do vậy, điều quan trọng là các phần mềm chúng tôi sử dụng phải cho phép chúng tôi thể hiện càng nhiều chi tiết càng tốt tại mỗi giai đoạn. Maya là một công cụ tuyệt vời giúp chúng tôi thực hiện được điều này./.
PV (Vietnam+)