Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới đòi hỏi công tác dân tộc cần có chuyển biến mạnh mẽ hơn.
Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra với Ủy ban Dân tộc, trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng với ủy ban này, chiều 28/9.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhấn mạnh rằng truyền thống đoàn kết của các dân tộc anh em chính là nền tảng của sự thành công, Phó Thủ tướng phấn khởi trước những chuyển biến tích cực trong các mặt đời sống của bà con các dân tộc và đánh giá cao những đề xuất của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành trong việc giải quyết các vấn đề, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào thời gian qua.
Nói về những khó khăn và thách thức đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, Phó Thủ tướng cho rằng, do điều kiện tự nhiên vùng dân tộc và miền núi diện tích rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thời tiết khắc nghiệt nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn; vẫn còn cán bộ, bộ ngành chưa nhận thức sâu sắc về công tác dân tộc, vị trí, vai trò của vùng dân tộc và miền núi; có lúc, có nơi còn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ riêng của cơ quan làm công tác dân tộc. Hệ thống chính trị ở một số địa phương còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, đặc biệt cán bộ một số cơ sở yếu về năng lực quản lý tổ chức thực hiện nên việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi một số nơi còn yếu kém.
Từ những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Dân tộc cần chỉ đạo hiệu quả hơn các chương trình, đề án, chính sách dân tộc đã có, trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ; chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan trên tinh thần cơ quan phải được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng của mình.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý tới công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với bộ, ngành trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nhấn mạnh, trong những năm qua, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách đã được cụ thể bằng các chương trình, dự án ưu tiên phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vùng dân tộc và miền núi như Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135); chương trình trung tâm cụm xã; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn…
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng cao từng bước, tỷ lệ giảm nghèo nhanh (các xã đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ nghèo từ trên 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010 theo tiêu chí cũ); 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thay đổi rõ rệt: 97,42% số xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã; 100% số xã có trạm y tế; 84,6% số xã đặc biệt khó khăn có điện lưới đến trung tâm xã…
Bên cạnh những thành tựu cơ bản, vùng dân tộc và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề bức xúc cần được tiếp tục giải quyết. Đó là kinh tế phát triển chưa vững chắc, sản phẩm của nông dân sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thấp, còn tới 21% người dân tộc thiểu số không biết đọc, biết viết chữ phổ thông, số người trong độ tuổi lao động của vùng chưa qua đào tạo chiếm tới 89,5%; tình trạng du canh du cư, di cư tự do, chặt phá rừng, khiếu kiện tranh chấp đất đai, hoạt động tôn giáo trái pháp luật diễn biến phức tạp…
Nói về những tồn tại trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã nêu thực trạng một số bộ, ngành, địa phương nhận thức về chính sách dân tộc chưa cao, chưa đúng với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; hệ thống chính sách chưa đồng bộ; chưa có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội để làm mục tiêu phát triển cho vùng; định mức đầu tư, nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh để làm thay đổi tình hình vùng dân tộc miền núi…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, giai đoạn 2011-2016, Ủy ban Dân tộc tập trung tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi, trong đó trọng tâm là xây dựng và thực hiện 29 chương trình, chính sách giai đoạn 2011-2016; xây dựng chiến lược công tác dân tộc 2011-2020; Đề án thành lập Học viện Dân tộc; rà soát bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới 29 chương trình, dự án, chính sách cho vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam; ban hành danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam…
Ủy ban Dân tộc đề nghị Thủ tướng cho phép Ủy ban Dân tộc xây dựng Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ 2011-2016 thay thế Nghị định 60/2008/NĐ-CP theo hướng giữ nguyên số Vụ theo Nghị định 60 và bổ sung thêm 6 vụ, đơn vị mới; đề nghị Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016…
Tại buổi làm việc, các kiến nghị của Ủy ban Dân tộc đã được Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành phân tích, giải đáp thấu đáo./.
Yêu cầu trên được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra với Ủy ban Dân tộc, trong buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng với ủy ban này, chiều 28/9.
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Ủy ban Dân tộc đã tham mưu cho Chính phủ ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số.
Nhấn mạnh rằng truyền thống đoàn kết của các dân tộc anh em chính là nền tảng của sự thành công, Phó Thủ tướng phấn khởi trước những chuyển biến tích cực trong các mặt đời sống của bà con các dân tộc và đánh giá cao những đề xuất của Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành trong việc giải quyết các vấn đề, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào thời gian qua.
Nói về những khó khăn và thách thức đối với vùng đồng bào dân tộc và miền núi, Phó Thủ tướng cho rằng, do điều kiện tự nhiên vùng dân tộc và miền núi diện tích rộng lớn, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thời tiết khắc nghiệt nên đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp rất nhiều khó khăn; vẫn còn cán bộ, bộ ngành chưa nhận thức sâu sắc về công tác dân tộc, vị trí, vai trò của vùng dân tộc và miền núi; có lúc, có nơi còn coi công tác dân tộc là nhiệm vụ riêng của cơ quan làm công tác dân tộc. Hệ thống chính trị ở một số địa phương còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, đặc biệt cán bộ một số cơ sở yếu về năng lực quản lý tổ chức thực hiện nên việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng dân tộc và miền núi một số nơi còn yếu kém.
Từ những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, Phó Thủ tướng đề nghị Ủy ban Dân tộc cần chỉ đạo hiệu quả hơn các chương trình, đề án, chính sách dân tộc đã có, trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ; chỉ đạo kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình tổ chức thực hiện; kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan trên tinh thần cơ quan phải được tạo điều kiện để thực hiện tốt chức năng của mình.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý tới công tác phối hợp giữa Ủy ban Dân tộc với bộ, ngành trong xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc; tiếp tục đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành, lề lối làm việc để nâng cao hiệu quả công việc.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử nhấn mạnh, trong những năm qua, mặc dù đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng Đảng, Nhà nước đã quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách đã được cụ thể bằng các chương trình, dự án ưu tiên phát triển toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội vùng dân tộc và miền núi như Chương trình phát triển kinh tế-xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Chương trình 135); chương trình trung tâm cụm xã; chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn…
Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng cao từng bước, tỷ lệ giảm nghèo nhanh (các xã đặc biệt khó khăn giảm tỷ lệ nghèo từ trên 47% năm 2006 xuống còn 28,8% năm 2010 theo tiêu chí cũ); 100% xã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thay đổi rõ rệt: 97,42% số xã đã có đường ôtô đến trung tâm xã; 100% số xã có trạm y tế; 84,6% số xã đặc biệt khó khăn có điện lưới đến trung tâm xã…
Bên cạnh những thành tựu cơ bản, vùng dân tộc và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức và nhiều vấn đề bức xúc cần được tiếp tục giải quyết. Đó là kinh tế phát triển chưa vững chắc, sản phẩm của nông dân sản xuất ra chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế thấp; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội thiếu và yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; đời sống còn nhiều khó khăn, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thấp, còn tới 21% người dân tộc thiểu số không biết đọc, biết viết chữ phổ thông, số người trong độ tuổi lao động của vùng chưa qua đào tạo chiếm tới 89,5%; tình trạng du canh du cư, di cư tự do, chặt phá rừng, khiếu kiện tranh chấp đất đai, hoạt động tôn giáo trái pháp luật diễn biến phức tạp…
Nói về những tồn tại trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử đã nêu thực trạng một số bộ, ngành, địa phương nhận thức về chính sách dân tộc chưa cao, chưa đúng với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước; hệ thống chính sách chưa đồng bộ; chưa có chiến lược phát triển kinh tế-xã hội để làm mục tiêu phát triển cho vùng; định mức đầu tư, nguồn lực đầu tư chưa đủ mạnh để làm thay đổi tình hình vùng dân tộc miền núi…
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, giai đoạn 2011-2016, Ủy ban Dân tộc tập trung tổ chức thực hiện tốt các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi, trong đó trọng tâm là xây dựng và thực hiện 29 chương trình, chính sách giai đoạn 2011-2016; xây dựng chiến lược công tác dân tộc 2011-2020; Đề án thành lập Học viện Dân tộc; rà soát bổ sung, điều chỉnh, xây dựng mới 29 chương trình, dự án, chính sách cho vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016 trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện; nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở; xây dựng bộ dữ liệu về các dân tộc thiểu số Việt Nam; ban hành danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam…
Ủy ban Dân tộc đề nghị Thủ tướng cho phép Ủy ban Dân tộc xây dựng Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc nhiệm kỳ 2011-2016 thay thế Nghị định 60/2008/NĐ-CP theo hướng giữ nguyên số Vụ theo Nghị định 60 và bổ sung thêm 6 vụ, đơn vị mới; đề nghị Thủ tướng phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2016…
Tại buổi làm việc, các kiến nghị của Ủy ban Dân tộc đã được Phó Thủ tướng cùng lãnh đạo các bộ, ngành phân tích, giải đáp thấu đáo./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)