Trong đó, trong lần chi trả đợt 1 người dân đã được nhận số tiền 40 tỷđồng. Số còn lại cộng cả khoản lãi suất ngân hàng là 80 tỷ đồng.
Tuy nhiên, Banchỉ đạo giải quyết bồi thường thiệt hại của Đồng Nai đã quyết định giữ lại 10 tỷđồng để làm nguồn kinh phí dự phòng như: chi trả cho số hộ phát sinh nếu có vàsẽ đưa vào quỹ phúc lợi để phục vụ công ích, tái thiết hạ tầng cho những vùng doVedan xả thải gây thiệt hại tại hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành.
Trong một diễn biến liên quan, đối với 42 hộ dân có hộ khẩu tại hai huyệnNhơn Trạch và Long Thành (trong đó Nhơn Trạch 34 hộ, Long Thành 8 hộ) nhưng lạinuôi trồng thủy sản và bị thiệt hại tại huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh).
[Ngày 26/9 chi trả tiền bồi thường đợt hai vụ Vedan]
Số hộ dân này trước đó đã bị huyện Cần Giờ gạt ra khỏi danh sách nhận tiền đềnbù. Tuy nhiên sau đó tỉnh Đồng Nai quyết định hỗ trợ 50% thiệt hại cho những hộdân này với tổng số tiền khoảng 3 tỷ đồng từ số tiền Vedan bồi thường cho nôngdân thiệt hại Đồng Nai.
Đến nay, có 9 hộ, trong số 42 hộ bị thiệt hại khi canh tác tại huyện CầnGiờ, nhưng có hộ khẩu tại xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch vẫn chưa chịu nhậntiền đền bù của Vedan. Bởi lẽ, 9 hộ dân trên cho rằng, huyện Cần Giờ đã xác địnhkhông đúng thực tế về diện tích, thời gian và thời điểm họ nuôi trồng thủy sảntại đây.
Về vấn đề này, Ban giải quyết bồi thường thiệt hại huyện Nhơn Trạch chobiết, sẽ thành lập một tổ công tác cùng với 9 hộ này trực tiếp đến huyện Cần Giờđối chất, làm rõ để sớm giải quyết quyền lợi cho người dân bị thiệt hại. Đượcbiết, số tiền mà các hộ này được được giải quyết là 500 triệu đồng./.