Ngoại trưởng Mexico Patricia Espinosa, chủ tọa các phiên thảo luận tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 16) tại Cancun, Mexico, đánh giá các cuộc đàm phán đã đạt được "những tiến bộ đáng kể."
Tuyên bố trước các đại diện của hơn 190 quốc gia trong phiên họp toàn thể ở thành phố cảng miền Đông Nam Mexico tối 10/12, bà Espinosa khẳng định các cuộc thương lượng trong gần hai tuần qua đã đạt được những tiến bộ thực sự, và các bên cần tiếp tục làm việc để đạt được sự đồng thuận về văn kiện đề xuất của Mexico, mà theo bà nó thể hiện bước tiến triển thực sự và rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.
Nước chủ nhà đang nỗ lực để văn bản thỏa hiệp này được thông qua trước khi hội nghị bế mạc. Theo bà Espinosa, một kết quả tích cực tại Cancun, dù khá khiêm tốn, sẽ cho phép xua đi phần nào nỗi thất vọng về Hội nghị CCopenhague, Đan Mạch một năm trước.
Các đại biểu đã phải thức trắng đêm thứ hai liên tiếp để thảo luận về đề xuất của Mexico. Dự thảo đề nghị một thỏa hiệp "vừa sức" với điều kiện của mọi quốc gia và các nhóm nước về tương lai của Nghị định thư Kyoto - hiệp ước duy nhất có tính ràng buộc pháp lý cho đến nay và là chủ đề gai góc nhất tại COP 16.
Theo Brazil, Nhật Bản và Nga - những nước trước đó đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng ký một thỏa thuận cam kết giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto, đã đồng ý tiếp tục thương lượng nhằm đảm bảo sẽ không có một "khoảng trống" giữa giai đoạn một, tức Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012) và giai đoạn hai.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển, dẫn đầu là nhóm các nước mới nổi, kiên quyết rằng việc đưa ra cam kết giai đoạn hai là điều kiện "không thể bàn cãi."
Theo bản dự thảo của Nhóm công tác về thỏa thuận mới, các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto phải cam kết đến năm 2020 cắt giảm từ 25-40% lượng khí thải so với năm 1990, cao hơn nhiều so với mức hiện nay là từ 7-14%.
Tổng thống Bolivia Evo Morales yêu cầu đại diện 194 quốc gia tham dự COP 16 nhanh chóng quyết định giai đoạn hai Nghị định thư Kyoto, nếu không sẽ phải gánh trách nhiệm về thảm họa môi trường.
Trong khi đó, nguồn tin ngoại giao tại thủ đô Mexico cho biết COP 16 có nhiều khả năng phải hoãn đưa ra quyết định về giai đoạn hai Nghị định thư Kyoto, nhưng không thể để sau năm 2012 khi văn bản này hết hiệu lực. Như vậy, tất cả lại phải "sống chung" với biến đổi khí hậu ít nhất là cho tới hội nghị COP 17 dự kiến diễn ra tại thành phố Durban của Nam Phi vào năm tới.
Cũng tại Cancun, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ đã cam kết đến năm 2020 sẽ chi 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, trong đó sẽ hỗ trợ ngay lập tức 30 tỷ USD.
Vấn đề quan trọng hơn là các nước giàu sẽ tăng bao nhiêu và như thế nào số tiền tài trợ cho các nước nghèo để giúp các nước này tăng cường khả năng vượt qua các tác động của biến đổi khí hậu./.
Tuyên bố trước các đại diện của hơn 190 quốc gia trong phiên họp toàn thể ở thành phố cảng miền Đông Nam Mexico tối 10/12, bà Espinosa khẳng định các cuộc thương lượng trong gần hai tuần qua đã đạt được những tiến bộ thực sự, và các bên cần tiếp tục làm việc để đạt được sự đồng thuận về văn kiện đề xuất của Mexico, mà theo bà nó thể hiện bước tiến triển thực sự và rất quan trọng trong quá trình ngăn chặn sự biến đổi khí hậu.
Nước chủ nhà đang nỗ lực để văn bản thỏa hiệp này được thông qua trước khi hội nghị bế mạc. Theo bà Espinosa, một kết quả tích cực tại Cancun, dù khá khiêm tốn, sẽ cho phép xua đi phần nào nỗi thất vọng về Hội nghị CCopenhague, Đan Mạch một năm trước.
Các đại biểu đã phải thức trắng đêm thứ hai liên tiếp để thảo luận về đề xuất của Mexico. Dự thảo đề nghị một thỏa hiệp "vừa sức" với điều kiện của mọi quốc gia và các nhóm nước về tương lai của Nghị định thư Kyoto - hiệp ước duy nhất có tính ràng buộc pháp lý cho đến nay và là chủ đề gai góc nhất tại COP 16.
Theo Brazil, Nhật Bản và Nga - những nước trước đó đã thẳng thừng bác bỏ ý tưởng ký một thỏa thuận cam kết giai đoạn hai của Nghị định thư Kyoto, đã đồng ý tiếp tục thương lượng nhằm đảm bảo sẽ không có một "khoảng trống" giữa giai đoạn một, tức Nghị định thư Kyoto (sẽ hết hiệu lực vào cuối năm 2012) và giai đoạn hai.
Tuy nhiên, các nước đang phát triển, dẫn đầu là nhóm các nước mới nổi, kiên quyết rằng việc đưa ra cam kết giai đoạn hai là điều kiện "không thể bàn cãi."
Theo bản dự thảo của Nhóm công tác về thỏa thuận mới, các quốc gia tham gia Nghị định thư Kyoto phải cam kết đến năm 2020 cắt giảm từ 25-40% lượng khí thải so với năm 1990, cao hơn nhiều so với mức hiện nay là từ 7-14%.
Tổng thống Bolivia Evo Morales yêu cầu đại diện 194 quốc gia tham dự COP 16 nhanh chóng quyết định giai đoạn hai Nghị định thư Kyoto, nếu không sẽ phải gánh trách nhiệm về thảm họa môi trường.
Trong khi đó, nguồn tin ngoại giao tại thủ đô Mexico cho biết COP 16 có nhiều khả năng phải hoãn đưa ra quyết định về giai đoạn hai Nghị định thư Kyoto, nhưng không thể để sau năm 2012 khi văn bản này hết hiệu lực. Như vậy, tất cả lại phải "sống chung" với biến đổi khí hậu ít nhất là cho tới hội nghị COP 17 dự kiến diễn ra tại thành phố Durban của Nam Phi vào năm tới.
Cũng tại Cancun, Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản và Mỹ đã cam kết đến năm 2020 sẽ chi 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước nghèo chống biến đổi khí hậu, trong đó sẽ hỗ trợ ngay lập tức 30 tỷ USD.
Vấn đề quan trọng hơn là các nước giàu sẽ tăng bao nhiêu và như thế nào số tiền tài trợ cho các nước nghèo để giúp các nước này tăng cường khả năng vượt qua các tác động của biến đổi khí hậu./.
(TTXVN/Vietnam+)