Kết quả nghiên cứu cho thấy vaccine COVID-19 không chỉ bảo vệ chúng ta khỏi bệnh nặng và nhập viện mà còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các di chứng lâu dài.
Các nhà khoa học Australia phát hiện các tế bào chống lại tình trạng “COVID kéo dài” có khả năng giúp định hình các phương pháp điều trị và các loại vaccine mới chống lại virus SARS-CoV-2.
Hơn 5% người tại Mỹ chịu ảnh hưởng của hội chứng COVID kéo dài và cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng này đã làm thay đổi mối quan hệ của nhiều người Mỹ với công việc.
Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết gần 90.000 người trưởng thành và trẻ em đang tham gia các nghiên cứu trong khuôn khổ RECOVER tại hơn 300 địa điểm nghiên cứu lâm sàng trên cả nước.
Thuật ngữ "hội chứng COVID kéo dài" thường được dùng để miêu tả các triệu chứng tồn tại nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí vài năm, sau khi người nhiễm virus SARS-CoV-2 đã khỏi bệnh.
Dự án RECOVER được ra đời trong bối cảnh hàng triệu người trên thế giới đang vật lộn với các vấn đề sức khỏe sau khi mắc bệnh COVID-19 mà không có hướng điều trị cụ thể.
Giám đốc khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cho biết dù thế giới không còn trong tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng do COVID-19 nhưng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ từ căn bệnh này.
Chuyên gia Australia cho biết một số bệnh nhân sẽ phải mất nhiều thời gian hơn người khác để phục hồi sau khi mắc COVID-19 nhưng quan trọng là rất khó phân biệt giữa phục hồi chậm và “COVID kéo dài."
Tình trạng mệt mỏi và "não sương mù" do COVID-19 kéo dài nằm trong nhóm những triệu chứng phổ biến và gây suy nhược nhất, có thể bắt nguồn từ rối loạn hệ thần kinh.
Nghiên cứu cho thấy những người mắc hội chứng COVID kéo dài gặp tình trạng sương mù não - một dạng rối loạn chức năng nhận thức, có thể gây ra một số các triệu chứng như mệt mỏi, kém tập trung.
Dù ca tử vong giảm mạnh nhưng theo WHO, đại dịch COVID-19 vẫn chưa kết thúc và các quốc gia phải học cách ứng phó với những tác động "không khẩn cấp" đang diễn ra.
Ngoài tiểu đường, Tổ chức Đột quỵ của Australia cảnh báo nguy cơ đột quỵ gia tăng liên quan đến COVID-19 có thể tác động đáng kể đến gánh nặng do đột quỵ trong tương lai.
WHO định nghĩa COVID kéo dài là hiện tượng các triệu chứng bệnh tiếp diễn hoặc phát triển những triệu chứng mới 3 tháng sau khi nhiễm virus; các triệu chứng này kéo dài ít nhất 2 tháng.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những bệnh nhân mắc hội chứng COVID kéo dài và những người mắc ME/CFS, thân não lớn hơn đáng kể so với những người chưa bao giờ mắc hai hội chứng nói trên.
Các triệu chứng COVID kéo dài thường tác động đến hoạt động hàng ngày của trẻ như thay đổi thói quen ăn uống, hoạt động thể chất, hành vi, kết quả học tập, chức năng xã hội và các cột mốc phát triển.
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố ngày 9/11, hơn 75% số người Anh gặp hội chứng COVID-19 kéo dài được hỏi đã phải giảm tải khối lượng công việc hoặc thay đổi công việc.
Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí BMJ, các nhà nghiên cứu cho biết 4% bệnh nhân chưa hồi phục khứu giác và 2% chưa hồi phục vị giác sau 6 tháng kể từ khi mắc COVID-19.
Theo ước tính, hội chứng COVID kéo dài đã ảnh hưởng đến hơn 100 triệu người kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hội chứng này có thể dẫn đến các bệnh như mất trí nhớ, đau đầu, đột quỵ.
Trẻ em dưới 5 tuổi hiện là nhóm tuổi duy nhất chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở hầu hết các nước, khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng về nguy cơ diễn biến nặng khi trẻ mắc bệnh này.
Ngày 1/6, Văn phòng Thống kê quốc gia Anh (ONS) công bố báo cáo cho thấy ước tính có khoảng 2 triệu người ở Vương quốc Anh, tương đương 3% dân số, đã mắc hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).