Đúng như dự báo của các chuyên gia kinh tế, với nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thiết yếu tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Hai của cả nước đã tăng 2,09% so với tháng 1 và tăng 12,31% so với cùng kỳ năm trước.
Như vậy, CPI hai tháng qua đã tăng 3,87% so với tháng 12/2010 và tăng tới 12,24% so với bình quân cùng kỳ 2010.
Tuy nhiên, so với mức tăng CPI của các tháng Hai trong vòng 10 năm trở lại đây, mức tăng giá tiêu dùng tháng 2/2011 chỉ ở mức trung bình và thấp hơn rõ rệt so với các tháng Hai của các năm từ 2003 đến 2008 (năm 2008 tăng tới 3,56%, năm 2003 là 2,2%).
CPI tháng 2/2011 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung, với mức tăng từ 0,3-3,65%.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 3,65%; trong đó lương thực tăng 1,51% và thực phẩm tăng 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%. Tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá với mức tăng 2,14%. Các nhóm hàng hóa khác có mức tăng trên 1% theo thứ tự may mặc, mũ nón, giày dép; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông.
Các nhóm hàng hóa có mức tăng dưới 1% gồm giáo dục; nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế. Riêng bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%.
Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết tháng Hai trùng với tháng Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và các hàng hóa xa xỉ tăng mạnh khiến giá cả cũng tăng cao. Bên cạnh đó, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao, giá cả nhóm dịch vụ giao thông công cộng đã tăng tới 6,27% trong đó, giá vé tàu Thống nhất tăng 4,47%; giá vé ôtô khách tăng 8,65%; giá vé tàu thủy tăng 1,2%.
Theo các chuyên gia kinh tế, với việc tăng giá điện từ 1/3, một loạt các hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, với áp lực giá xăng dầu thế giới liên tục tăng, cộng với việc thay đổi tỷ giá liên ngân hàng USD/VND, giá xăng dầu trong nước cũng sẽ buộc phải điều chỉnh tăng để doanh nghiệp đầu mối có thể đủ sức cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Đặc biệt, với việc thay đổi tỷ giá liên ngân hàng, giá cả một loạt các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và các hàng hóa thiết yếu khác vẫn phải nhập khẩu sẽ tăng giá dẫn tới những biến động giá khá lớn. Trong khi đó, giá lương thực thế giới đang tăng chắc chắn sẽ là một lực đẩy khiến giá lương thực trong nước tiếp tục điều chỉnh. Vì vậy, CPI tháng Ba sẽ có mức tăng tương đối.
Tháng Hai, giá vàng trong nước biến động tăng giảm thất thường theo giá vàng thế giới cũng như tâm lý tích trữ vàng của người dân trước những thông tin không mấy sáng sủa về tỷ giá, lạm phát và lãi suất trong nước. Bình quân cả tháng, giá vàng giảm 0,35% so với tháng Giêng và giảm 0,4% so với tháng 12 nhưng tính bình quân cả hai tháng đầu năm 2011, giá vàng vẫn tăng tới 35,02% so với cùng kỳ 2010.
Do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3% từ ngày 11/2, giá USD thị trường tự do đã tăng thêm 200-300 đồng/USD. Bình quân cả tháng, giá USD trên thị trường đã tăng 0,94% so với tháng 1, tăng 0,62% so với tháng 12, đưa giá USD thị trường bình quân hai tháng tăng tới 9,78% so với cùng kỳ./.
Như vậy, CPI hai tháng qua đã tăng 3,87% so với tháng 12/2010 và tăng tới 12,24% so với bình quân cùng kỳ 2010.
Tuy nhiên, so với mức tăng CPI của các tháng Hai trong vòng 10 năm trở lại đây, mức tăng giá tiêu dùng tháng 2/2011 chỉ ở mức trung bình và thấp hơn rõ rệt so với các tháng Hai của các năm từ 2003 đến 2008 (năm 2008 tăng tới 3,56%, năm 2003 là 2,2%).
CPI tháng 2/2011 tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung, với mức tăng từ 0,3-3,65%.
Dẫn đầu về mức tăng là nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống với mức tăng 3,65%; trong đó lương thực tăng 1,51% và thực phẩm tăng 4,53%; ăn uống ngoài gia đình tăng 3,31%. Tiếp theo là nhóm đồ uống và thuốc lá với mức tăng 2,14%. Các nhóm hàng hóa khác có mức tăng trên 1% theo thứ tự may mặc, mũ nón, giày dép; hàng hóa và dịch vụ khác; văn hóa, giải trí và du lịch; giao thông.
Các nhóm hàng hóa có mức tăng dưới 1% gồm giáo dục; nhà ở và vật liệu xây dựng; thiết bị và đồ dùng gia đình; thuốc và dịch vụ y tế. Riêng bưu chính viễn thông tiếp tục giảm 0,01%.
Vụ trưởng Vụ Giá Tổng cục Thống kê Nguyễn Đức Thắng cho biết tháng Hai trùng với tháng Tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu dùng thực phẩm và các hàng hóa xa xỉ tăng mạnh khiến giá cả cũng tăng cao. Bên cạnh đó, với nhu cầu đi lại trong dịp Tết tăng cao, giá cả nhóm dịch vụ giao thông công cộng đã tăng tới 6,27% trong đó, giá vé tàu Thống nhất tăng 4,47%; giá vé ôtô khách tăng 8,65%; giá vé tàu thủy tăng 1,2%.
Theo các chuyên gia kinh tế, với việc tăng giá điện từ 1/3, một loạt các hàng hóa và dịch vụ cũng sẽ điều chỉnh tăng. Bên cạnh đó, với áp lực giá xăng dầu thế giới liên tục tăng, cộng với việc thay đổi tỷ giá liên ngân hàng USD/VND, giá xăng dầu trong nước cũng sẽ buộc phải điều chỉnh tăng để doanh nghiệp đầu mối có thể đủ sức cung ứng xăng dầu cho thị trường.
Đặc biệt, với việc thay đổi tỷ giá liên ngân hàng, giá cả một loạt các nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước và các hàng hóa thiết yếu khác vẫn phải nhập khẩu sẽ tăng giá dẫn tới những biến động giá khá lớn. Trong khi đó, giá lương thực thế giới đang tăng chắc chắn sẽ là một lực đẩy khiến giá lương thực trong nước tiếp tục điều chỉnh. Vì vậy, CPI tháng Ba sẽ có mức tăng tương đối.
Tháng Hai, giá vàng trong nước biến động tăng giảm thất thường theo giá vàng thế giới cũng như tâm lý tích trữ vàng của người dân trước những thông tin không mấy sáng sủa về tỷ giá, lạm phát và lãi suất trong nước. Bình quân cả tháng, giá vàng giảm 0,35% so với tháng Giêng và giảm 0,4% so với tháng 12 nhưng tính bình quân cả hai tháng đầu năm 2011, giá vàng vẫn tăng tới 35,02% so với cùng kỳ 2010.
Do Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá tăng 9,3% từ ngày 11/2, giá USD thị trường tự do đã tăng thêm 200-300 đồng/USD. Bình quân cả tháng, giá USD trên thị trường đã tăng 0,94% so với tháng 1, tăng 0,62% so với tháng 12, đưa giá USD thị trường bình quân hai tháng tăng tới 9,78% so với cùng kỳ./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)