Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Diệp Kỉnh Tần khẳng định dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra ngày 7/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm, không lơ là chủ quan trong công tác phòng chống dịch vì dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh trong thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán các địa phương cần theo dõi giám sát diễn biến dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng. Đặc biệt, lưu ý dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào do virus cúm gia cầm vẫn đang lưu hành trên đàn thủy cầm chưa được tiêm phòng; thời tiết lạnh và diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của gia cầm, tạo thuận lợi cho virus tồn tại, phát triển và lây lan; hoạt động chăn nuôi gia cầm tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hiện cả nước có ba tỉnh, thành tái phát dịch cúm gia cầm, 18 địa phương xuất hiện dịch lở mồm long móng cùng hai tỉnh Đắk Lắk và Cà Mau còn dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Đáng lưu ý là chỉ trong thời gian ngắn khoảng 10 ngày số lượng địa phương phát hiện dịch lở mồm long móng trên gia súc từ bốn tỉnh đã lên con số 12 tỉnh, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Nguyên nhân dịch lây lan nhanh do công tác phòng chống dịch của chính quyền địa phương còn chủ quan, việc tăng cường giám sát hoạt động vận chuyển gia súc gia cầm mắc bệnh chưa triển khai quyết liệt.
Tại một số địa phương khi dịch bùng phát mặc dù được hỗ trợ vắcxin nhưng công tác tiêm phòng chưa triệt để khiến dịch lây lan trên diện rộng.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, đến nay các địa phương thuộc vùng bắt buộc tiêm phòng đã triển khai công tác tiêm phòng đợt 2 cúm gia cầm. Tổng số lượt vắcxin tiêm phòng được gần 30 triệu liều; trong đó gà hơn 11 triệu liều, số còn lại là vịt./.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm diễn ra ngày 7/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần chỉ đạo từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Mão các địa phương cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trên gia súc, gia cầm, không lơ là chủ quan trong công tác phòng chống dịch vì dịch cúm gia cầm có nguy cơ bùng phát bất cứ lúc nào.
Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh trong thời điểm từ nay đến Tết Nguyên đán các địa phương cần theo dõi giám sát diễn biến dịch, không để dịch bùng phát trên diện rộng. Đặc biệt, lưu ý dịch cúm gia cầm có thể bùng phát bất cứ lúc nào do virus cúm gia cầm vẫn đang lưu hành trên đàn thủy cầm chưa được tiêm phòng; thời tiết lạnh và diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của gia cầm, tạo thuận lợi cho virus tồn tại, phát triển và lây lan; hoạt động chăn nuôi gia cầm tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
Cục Thú y thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết hiện cả nước có ba tỉnh, thành tái phát dịch cúm gia cầm, 18 địa phương xuất hiện dịch lở mồm long móng cùng hai tỉnh Đắk Lắk và Cà Mau còn dịch tai xanh chưa qua 21 ngày.
Đáng lưu ý là chỉ trong thời gian ngắn khoảng 10 ngày số lượng địa phương phát hiện dịch lở mồm long móng trên gia súc từ bốn tỉnh đã lên con số 12 tỉnh, chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Nguyên nhân dịch lây lan nhanh do công tác phòng chống dịch của chính quyền địa phương còn chủ quan, việc tăng cường giám sát hoạt động vận chuyển gia súc gia cầm mắc bệnh chưa triển khai quyết liệt.
Tại một số địa phương khi dịch bùng phát mặc dù được hỗ trợ vắcxin nhưng công tác tiêm phòng chưa triệt để khiến dịch lây lan trên diện rộng.
Theo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm, đến nay các địa phương thuộc vùng bắt buộc tiêm phòng đã triển khai công tác tiêm phòng đợt 2 cúm gia cầm. Tổng số lượt vắcxin tiêm phòng được gần 30 triệu liều; trong đó gà hơn 11 triệu liều, số còn lại là vịt./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)