Bà Vũ Thị Dơn, xóm Chùa, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh NInh Bình, có 2 con gái đều bị bệnh tâm thần do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Anh Trần Quang Thân, ở chợ Đầm Nha Trang, chuyên làm nghề đào bới phế liệu, chủ yếu ở các khu quân sự Mỹ ngụy trước đây nên đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hậu quả là con của anh bị dị dạng, không có trí nhớ (2000). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Chị Trương Thị Thi (thôn Nghĩa Phong, xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) bị di chứng chất độc da cam/dioxin (2002). (Ảnh: Ngô Mỹ/TTXVN)
Ông Phạm Hồng Phong, xóm 8, xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh BÌnh có 3 người con đều nhiễm chất độc da cam/dioxin, 2 người con đã mất, còn lại cô con gái bị bại liệt, tâm thần. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Gia đình anh Phạm Văn Bưởi và chị Nguyễn Thị Viễn, xã Mông Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin (2016). (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Em Võ Thị Yến Nhi, phường Ninh Sơn, thành phố Tây Ninh, bị bệnh xương thủy tinh do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin từ người thân. Em không tự đi lại được nhưng vẫn ham học, hằng ngày được mẹ cõng đến trường và nằm học. (Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN)
Tháng 5/2014, bà Trần Tố Nga (ảnh), kiều bào tại Pháp, đứng đơn kiện 26 công ty hóa chất của Mỹ, trong đó có công ty Monsanto, công ty hóa chất Dow, Tập đoàn OEC... đã cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. (Ảnh: Bích Hà/TTXVN)
Ông Daniel Frydman, thành viên Hội Bảo trợ trẻ em nhiễm dioxin Việt Nam tại Pháp (VNED) nhận nuôi đỡ đầu cháu Nguyễn Thị Hân (1995), học sinh lớp 5 trường Tiểu học Tiến Dũng, xã Tiến Dũng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (2009). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Bà Debra Jeanne Kraus, họa sỹ người Mỹ (có chồng là cựu chiến binh tại Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và đã chết) đến thăm 2 nạn nhân chất độc da cam/dioxin được nuôi dưỡng, điều trị tại làng Hữu Nghị, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Trẻ em Làng Hòa Bình, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tặng quà lưu niệm các đại biểu Nhật Ban tham dự Triển lãm ảnh về nạn nhân chiến tranh tại Nhật Bản và Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Trao quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại Lễ phát động hưởng ứng Giải báo chí với chủ đề "Thảm họa da cam và công cuộc khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ tiến hành trong chiến tranh ở Việt Nam" lần thứ nhất, năm 2020-2021 tại các tỉnh khu vực Bắc miền Trung. (Ảnh: Nguyễn Oanh/TTXVN)
Bác sỹ khám, chẩn đoán bệnh cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Ninh Bình tổ chức trao tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. (Ảnh: Thùy Dung/TTXVN)
Đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng (17/10/2017). (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Ký bản ghi nhận ý định giữa Cục khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa (23/1/2018). (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức Lễ khởi động Dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa, điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất ở Việt Nam. (Ảnh: Sỹ Tuyên/TTXVN)
Tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ. (Ảnh: Ánh Tuyết/TTXVN)
Thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, Chủ tịch Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh với các hội viên và nạn nhân chất độc da cam tại Lễ kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Hội nạn nhân chất độc da cam các cấp tỉnh Hà Nam tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nạn nhân chất độc da cam/dioxin. (Ảnh: Nguyễn Chinh/TTXVN)
Thăm hỏi, tặng quà cho nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Bạc Liêu (2022). (Ảnh: Tuấn Kiệt/TTXVN)
(TTXVN/ Vietnam+)