Cựu sỹ quan Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Kiriakou bị buộc tội làm lộ bí mật sẽ ra hầu tòa để xin nhận một tội danh duy nhất là tiết lộ danh tính một điệp viên của CIA.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết phiên luận tội Kiriakou diễn ra ngày 23/10 tại Tòa án quận Alexandria, bang Virginia do Thẩm phán Leonie Brinkema làm chủ tọa.
Vụ án này là một phần của cuộc chiến chống rò rỉ bí mật chưa từng có do chính quyền của Tổng thống Barack Obama thực hiện. Kiriakou có thể phải nhận mức án tù lên đến 30 tháng, đặt dấu chấm hết cho vụ án tiết lộ bí mật với các phóng viên của cựu sỹ quan CIA này.
Kiriakou năm nay 47 tuổi, từng làm việc cho CIA trong giai đoạn 1990-2004 và tham gia nhiều chiến dịch hành động nhằm bắt giữ các nghi phạm là thành viên mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda ở Pakistan. Tuy nhiên, ông được nhiều người biết đến với tư cách là một trong những cựu nhân viên CIA đầu tiên dám công khai phát biểu về chương trình thẩm vấn bí mật của cơ quan này, trong đó có việc sử dụng biện pháp tra tấn nhấn nước đối với các nghi phạm.
Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến sẽ bỏ bốn tội danh khác đối với Kiriakou, trong đó có các cáo buộc về việc ông này tiết lộ bất hợp pháp thông tin quốc phòng nhạy cảm với các phóng viên và khai man với Hội đồng Xuất bản của CIA về nội dung cuốn hồi ký của mình.
Đây là một trong sáu vụ án có liên quan đến việc lộ bí mật mà Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra xét xử kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, nhiều hơn tất cả các chính quyền trước cộng lại.
Kiriakou nhận tội chỉ vài tháng sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết thúc điều tra cái chết của các tù nhân bị CIA giam giữ mà không có bất kỳ cáo buộc nào.
Các chuyên gia về tội phạm rò rỉ bí mật cho biết chính phủ có thể sẽ coi lời nhận tội của Kiriakou là một thắng lợi quan trọng trong bối cảnh các vụ việc tiết lộ bí mật trước đó đều bị “chìm xuồng,” trong đó có vụ tiết lộ bí mật của cựu nhân viên cao cấp Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Thomas Drake.
Trước đó, Kiriakou bác bỏ mọi cáo buộc và khẳng định rằng ông chưa bao giờ nhận thức rõ về việc chia sẻ và tiết lộ các thông tin bí mật.
Chính phủ buộc tội Kiriakou chủ yếu dựa trên các trao đổi qua email giữa nhân viên này với các phóng viên báo chí, cũng như phản ứng của ông khi đối chất với bằng chứng của nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI)./.
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết phiên luận tội Kiriakou diễn ra ngày 23/10 tại Tòa án quận Alexandria, bang Virginia do Thẩm phán Leonie Brinkema làm chủ tọa.
Vụ án này là một phần của cuộc chiến chống rò rỉ bí mật chưa từng có do chính quyền của Tổng thống Barack Obama thực hiện. Kiriakou có thể phải nhận mức án tù lên đến 30 tháng, đặt dấu chấm hết cho vụ án tiết lộ bí mật với các phóng viên của cựu sỹ quan CIA này.
Kiriakou năm nay 47 tuổi, từng làm việc cho CIA trong giai đoạn 1990-2004 và tham gia nhiều chiến dịch hành động nhằm bắt giữ các nghi phạm là thành viên mạng lưới khủng bố quốc tế al-Qaeda ở Pakistan. Tuy nhiên, ông được nhiều người biết đến với tư cách là một trong những cựu nhân viên CIA đầu tiên dám công khai phát biểu về chương trình thẩm vấn bí mật của cơ quan này, trong đó có việc sử dụng biện pháp tra tấn nhấn nước đối với các nghi phạm.
Bộ Tư pháp Mỹ dự kiến sẽ bỏ bốn tội danh khác đối với Kiriakou, trong đó có các cáo buộc về việc ông này tiết lộ bất hợp pháp thông tin quốc phòng nhạy cảm với các phóng viên và khai man với Hội đồng Xuất bản của CIA về nội dung cuốn hồi ký của mình.
Đây là một trong sáu vụ án có liên quan đến việc lộ bí mật mà Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra xét xử kể từ khi Tổng thống Obama nhậm chức, nhiều hơn tất cả các chính quyền trước cộng lại.
Kiriakou nhận tội chỉ vài tháng sau khi Bộ Tư pháp Mỹ công bố kết thúc điều tra cái chết của các tù nhân bị CIA giam giữ mà không có bất kỳ cáo buộc nào.
Các chuyên gia về tội phạm rò rỉ bí mật cho biết chính phủ có thể sẽ coi lời nhận tội của Kiriakou là một thắng lợi quan trọng trong bối cảnh các vụ việc tiết lộ bí mật trước đó đều bị “chìm xuồng,” trong đó có vụ tiết lộ bí mật của cựu nhân viên cao cấp Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ Thomas Drake.
Trước đó, Kiriakou bác bỏ mọi cáo buộc và khẳng định rằng ông chưa bao giờ nhận thức rõ về việc chia sẻ và tiết lộ các thông tin bí mật.
Chính phủ buộc tội Kiriakou chủ yếu dựa trên các trao đổi qua email giữa nhân viên này với các phóng viên báo chí, cũng như phản ứng của ông khi đối chất với bằng chứng của nhân viên Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI)./.
(TTXVN)