Các đại dương tại châu Âu đang hứng chịu những biến đổi chưa từng có do băng tan, nhiệt độ tăng và sự di cư của các loài sinh vật biển do ảnh hưởng của biến đổi môi trường.
Theo trang tin EurActiv, một báo cáo mới đây của Dự án Biến đổi Khí hậu và Nghiên cứu Hệ sinh thái Biển châu Âu (CLAMER) đã đưa ra cảnh báo trên.
Dự án trên do EU tài trợ được các nhà khoa học triển khai với mục đích nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu tới môi trường biển của châu Âu và xác định các công tác trọng tâm ứng phó trong thời gian tới.
Carlo Heip, Trưởng dự án CLAMER, đồng thời là chủ biên của bản báo cáo cho biết: "Sự thay đổi rất rõ rệt và diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán của chúng tôi."
Trong vòng 25 năm qua, mực nước biển đã tăng lên do sự tan băng tại Bắc Cực. Báo cáo cho biết sự kết hợp của mực nước biển dâng lên và gió mạnh hơn đã làm xói mòn 15% bờ biển châu Âu. Tốc độ ấm lên trong vòng 25 năm qua cũng tăng nhanh hơn gấp 10 lần so với mức tăng bình quân của thế kỷ 20.
Trong thời kỳ 1986-2006, nhiệt độ bề mặt nước biển tại châu Âu đã tăng lên gấp từ 3 đến 6 lần so với mức bình quân của toàn cầu.
Báo cáo có đoạn viết: "Các mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại vùng Biển Baltic sẽ tăng từ 2 đến 4 độ C, vùng Biển Bắc tăng 1,7 độ C, và vùng Vịnh Biscay tăng từ 1,5 đến 5 độ C."
Tính không đoán định được của sự tan băng cũng làm tăng thêm sự không chắc chắn của các mô hình dự báo trên.
Theo tính toán hiện nay, vào năm 2100, mực nước biển châu Âu sẽ dâng cao thêm khoảng 60cm và tại một số vùng bờ biển của Anh, có thể lên tới 1,9m
Sự dâng cao của mực nước biển sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ dân cư đang sinh sống tại các vùng thấp của châu Âu, tuy nhiên, các nước như Anh, Pháp và Hà Lan có thể sẽ ít bị tổn thương hơn do họ đủ giàu có để thực hiện các biện pháp đề phòng.
Báo cáo cũng ghi nhận xuất hiện sự thay đổi trong chuỗi thực phẩm biển do các loài sinh vật đã di cư từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương thông qua sự dịch chuyển theo mùa của các tảng băng trôi tự do trong vòng Bắc Cực. Một số loài sinh vật sinh sôi nhanh tại vùng biển này có thể hủy hoại hệ sinh thái biển của vùng biển kia.
Theo báo cáo của cả hai tổ chức - Đại học Tổng hợp Bremen (Đức) và Trung tâm Dữ liệu Băng Đá và Tuyết (Mỹ) - sự tan băng trong mùa hè này tại Bắc Băng Dương được cho là đã diễn ra với mức nhiều nhất - hoặc nhiều thứ hai theo ghi nhận từ trước tới nay.
Theo số liệu vệ tinh thu nhập được trong vòng 32 năm qua, 5 lần tan chảy nhiều nhất của băng tại Bắc Cực đều diễn ra trong 5 năm qua, có thể do nguyên nhân có sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và xu hướng thời tiết tự nhiên.
Kim Holmen, Giám đốc nghiên cứu Học viện Nghiên cứu Cực của Na Uy nhận định: "Một mùa hè Bắc Cực không băng hiện đang đến rất gần"./.
Theo trang tin EurActiv, một báo cáo mới đây của Dự án Biến đổi Khí hậu và Nghiên cứu Hệ sinh thái Biển châu Âu (CLAMER) đã đưa ra cảnh báo trên.
Dự án trên do EU tài trợ được các nhà khoa học triển khai với mục đích nghiên cứu tác động của sự biến đổi khí hậu tới môi trường biển của châu Âu và xác định các công tác trọng tâm ứng phó trong thời gian tới.
Carlo Heip, Trưởng dự án CLAMER, đồng thời là chủ biên của bản báo cáo cho biết: "Sự thay đổi rất rõ rệt và diễn ra nhanh hơn rất nhiều so với dự đoán của chúng tôi."
Trong vòng 25 năm qua, mực nước biển đã tăng lên do sự tan băng tại Bắc Cực. Báo cáo cho biết sự kết hợp của mực nước biển dâng lên và gió mạnh hơn đã làm xói mòn 15% bờ biển châu Âu. Tốc độ ấm lên trong vòng 25 năm qua cũng tăng nhanh hơn gấp 10 lần so với mức tăng bình quân của thế kỷ 20.
Trong thời kỳ 1986-2006, nhiệt độ bề mặt nước biển tại châu Âu đã tăng lên gấp từ 3 đến 6 lần so với mức bình quân của toàn cầu.
Báo cáo có đoạn viết: "Các mô hình dự báo của chúng tôi cho thấy vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại vùng Biển Baltic sẽ tăng từ 2 đến 4 độ C, vùng Biển Bắc tăng 1,7 độ C, và vùng Vịnh Biscay tăng từ 1,5 đến 5 độ C."
Tính không đoán định được của sự tan băng cũng làm tăng thêm sự không chắc chắn của các mô hình dự báo trên.
Theo tính toán hiện nay, vào năm 2100, mực nước biển châu Âu sẽ dâng cao thêm khoảng 60cm và tại một số vùng bờ biển của Anh, có thể lên tới 1,9m
Sự dâng cao của mực nước biển sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ dân cư đang sinh sống tại các vùng thấp của châu Âu, tuy nhiên, các nước như Anh, Pháp và Hà Lan có thể sẽ ít bị tổn thương hơn do họ đủ giàu có để thực hiện các biện pháp đề phòng.
Báo cáo cũng ghi nhận xuất hiện sự thay đổi trong chuỗi thực phẩm biển do các loài sinh vật đã di cư từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương thông qua sự dịch chuyển theo mùa của các tảng băng trôi tự do trong vòng Bắc Cực. Một số loài sinh vật sinh sôi nhanh tại vùng biển này có thể hủy hoại hệ sinh thái biển của vùng biển kia.
Theo báo cáo của cả hai tổ chức - Đại học Tổng hợp Bremen (Đức) và Trung tâm Dữ liệu Băng Đá và Tuyết (Mỹ) - sự tan băng trong mùa hè này tại Bắc Băng Dương được cho là đã diễn ra với mức nhiều nhất - hoặc nhiều thứ hai theo ghi nhận từ trước tới nay.
Theo số liệu vệ tinh thu nhập được trong vòng 32 năm qua, 5 lần tan chảy nhiều nhất của băng tại Bắc Cực đều diễn ra trong 5 năm qua, có thể do nguyên nhân có sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu và xu hướng thời tiết tự nhiên.
Kim Holmen, Giám đốc nghiên cứu Học viện Nghiên cứu Cực của Na Uy nhận định: "Một mùa hè Bắc Cực không băng hiện đang đến rất gần"./.
Thái Vân/Brussels (Vietnam+)