Đại lễ tưởng niệm 1.000 năm Quốc sư Khuông Việt viên tịch (933-1011) đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng tổ chức ngày 19/3, tại Hà Nội.
Các chức sắc tôn giáo, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân về dự.
Cùng với nghi lễ tôn giáo, tưởng niệm Quốc sư Khuông Việt, các đại biểu và tăng ni, phật tử đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân tử nạn trong đợt thiên tai động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định việc tổ chức đại lễ tưởng niệm vị Quốc sư đầu tiên của Phật giáo Việt Nam là để ôn lại lịch sử, truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cũng như những chia sẻ của nhân dân. Đây là niềm khích lệ to lớn đối với Giáo hội trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Nối tiếp truyền thống của Lịch đại tổ sư Phật giáo Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử 2000 năm qua, tăng ni, phật tử cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động phật sự ích đạo, lợi đời, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân, được các tầng lớp nhân dân tin cậy và cộng đồng xã hội đánh giá cao, góp phần cùng dân tộc xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ đề nghị các cấp Giáo hội Phật giáo tích cực triển khai các hoạt động phật sự thiết thực để tỏ lòng tri ân công đức đối với quốc gia, Lịch đại tổ sư Phật giáo Việt Nam, đặc biệt đối với công lao to lớn của Quốc sư Khuông Việt.
Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đến Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.
Tin rằng với truyền thống đoàn kết, tinh thần vượt khó, trí tuệ sáng suốt của nhân dân Nhật Bản, Hoàng gia, Chính phủ Nhật Bản sẽ lãnh đạo đất nước nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhất tâm cầu nguyện sự bình yên cho đất nước Nhật Bản và cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn - Hòa thượng nói.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Văn Núi bày tỏ sự xúc động khi về dự Đại lễ và khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là dịp để mọi người cùng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn những công lao to lớn của Quốc sư đối với dân tộc, cũng như sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đại lễ là minh chứng rõ ràng cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu), sinh năm 933 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Lớn lên, ông xuất gia tu học tại chùa Phật Đà. Năm 20 tuổi, cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) cầu pháp, thụ Đại giới với Thiền sư Vân Phong. Sau khi sư Vân Phong viên tịch (956), ngài trụ trì chùa Khai Quốc và hóa đạo tại đây.
Lễ dâng hương cầu quốc thái dân an và cầu siêu cho các nạn nhân trong trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã kết thúc buổi Đại lễ. Các tăng ni, phật tử về dự Đại lễ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất và sóng thần 50 triệu đồng để khắc phục phần nào thiệt hại về tài sản./.
Các chức sắc tôn giáo, lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội, cùng đông đảo tăng ni, phật tử và nhân dân về dự.
Cùng với nghi lễ tôn giáo, tưởng niệm Quốc sư Khuông Việt, các đại biểu và tăng ni, phật tử đã dành một phút tưởng niệm các nạn nhân tử nạn trong đợt thiên tai động đất và sóng thần vừa qua tại Nhật Bản.
Phát biểu khai mạc, Hòa thượng Thích Thanh Tứ, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định việc tổ chức đại lễ tưởng niệm vị Quốc sư đầu tiên của Phật giáo Việt Nam là để ôn lại lịch sử, truyền thống hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam đồng hành với dân tộc.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ bày tỏ sự tri ân sâu sắc trước sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc cũng như những chia sẻ của nhân dân. Đây là niềm khích lệ to lớn đối với Giáo hội trên con đường phụng sự đạo pháp và dân tộc.
Nối tiếp truyền thống của Lịch đại tổ sư Phật giáo Việt Nam, trong suốt chiều dài lịch sử 2000 năm qua, tăng ni, phật tử cả nước đã và đang triển khai nhiều hoạt động phật sự ích đạo, lợi đời, là thành viên tích cực trong khối đại đoàn kết toàn dân, được các tầng lớp nhân dân tin cậy và cộng đồng xã hội đánh giá cao, góp phần cùng dân tộc xây dựng đất nước Việt Nam văn minh, giàu đẹp.
Hòa thượng Thích Thanh Tứ đề nghị các cấp Giáo hội Phật giáo tích cực triển khai các hoạt động phật sự thiết thực để tỏ lòng tri ân công đức đối với quốc gia, Lịch đại tổ sư Phật giáo Việt Nam, đặc biệt đối với công lao to lớn của Quốc sư Khuông Việt.
Thay mặt Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng bày tỏ sự cảm thông và chia buồn sâu sắc đến Hoàng gia, Chính phủ và nhân dân Nhật Bản trong thảm họa động đất và sóng thần vừa qua.
Tin rằng với truyền thống đoàn kết, tinh thần vượt khó, trí tuệ sáng suốt của nhân dân Nhật Bản, Hoàng gia, Chính phủ Nhật Bản sẽ lãnh đạo đất nước nhanh chóng vượt qua mọi khó khăn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhất tâm cầu nguyện sự bình yên cho đất nước Nhật Bản và cầu siêu cho các nạn nhân tử nạn - Hòa thượng nói.
Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hà Văn Núi bày tỏ sự xúc động khi về dự Đại lễ và khẳng định đây là sự kiện có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, là dịp để mọi người cùng bày tỏ lòng thành kính và biết ơn những công lao to lớn của Quốc sư đối với dân tộc, cũng như sự phát triển của Phật giáo Việt Nam. Đại lễ là minh chứng rõ ràng cho truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
Theo Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì Quốc sư Khuông Việt (thế danh Ngô Chân Lưu), sinh năm 933 tại làng Cát Lợi, phủ Thường Lạc, nay là xã Phục Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Lớn lên, ông xuất gia tu học tại chùa Phật Đà. Năm 20 tuổi, cùng trụ trì chùa Phật Đà đến chùa Khai Quốc (Trấn Quốc) cầu pháp, thụ Đại giới với Thiền sư Vân Phong. Sau khi sư Vân Phong viên tịch (956), ngài trụ trì chùa Khai Quốc và hóa đạo tại đây.
Lễ dâng hương cầu quốc thái dân an và cầu siêu cho các nạn nhân trong trận động đất và sóng thần tại Nhật Bản đã kết thúc buổi Đại lễ. Các tăng ni, phật tử về dự Đại lễ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã quyên góp ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thảm họa động đất và sóng thần 50 triệu đồng để khắc phục phần nào thiệt hại về tài sản./.
Chu Thanh Vân (TTXVN/Vietnam+)