Mùa mưa năm nay, các nông hộ sản xuất kinh doanh càphê ở tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch tái canh 5.201ha càphê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, tăng 3.000ha so với năm 2012.
Huyện Cư Kuin là địa phương có diện tích tái canh càphê trong mùa mưa này nhiều nhất với 894ha, kế đến là huyện Krông Pắk, với diện tích gần 520ha.
Từ kinh nghiệm của các mô hình tái canh càphê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp càphê Thắng Lợi, Ea Pốk và hàng trăm hộ gia đình ở các huyện Cư M’gar, Krông Búk, Krông Pắk, các nông hộ đã thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật tái canh càphê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ khâu chuẩn bị đất trồng, luân canh, đào hố, bón lót, đến chọn chủng loại, tiêu chuẩn cây giống càphê, thời vụ trồng...
Sau khi phân tích, đánh giá mật độ tuyến trùng trong rễ cây càphê của vườn càphê, các nông hộ xác định thời gian luân canh các loại cây trồng khác cho thích hợp.
Đối với các vườn càphê bị bệnh vàng lá, thối rễ nhiều thì thời gian luân canh bằng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu đỗ từ 3-4 năm, còn vườn cây không bị nhiễm bệnh nặng, các nông hộ có kế hoạch chỉ thực hiện luân canh trong 2 năm.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng hỗ trợ hạt giống, cây giống càphê bằng các giống mới có năng suất cao như 4/55, 1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13; đồng thời, tạo điều kiện cho các nông hộ vay vốn ngân hàng để triển khai tái canh vườn càphê theo đúng kế hoạch.
Tỉnh cũng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình tái canh càphê cho các nông hộ. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng khẩn trương triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình vay vốn tổ chức tái canh vườn càphê.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 202.022ha càphê, trong đó có 65.355ha càphê đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, không hiệu quả kinh tế, cần phải tái canh.
Trước mắt, giai đoạn 2013-2016, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch tái canh 25.625ha càphê./.
Huyện Cư Kuin là địa phương có diện tích tái canh càphê trong mùa mưa này nhiều nhất với 894ha, kế đến là huyện Krông Pắk, với diện tích gần 520ha.
Từ kinh nghiệm của các mô hình tái canh càphê già cỗi hết chu kỳ kinh doanh có hiệu quả của các doanh nghiệp càphê Thắng Lợi, Ea Pốk và hàng trăm hộ gia đình ở các huyện Cư M’gar, Krông Búk, Krông Pắk, các nông hộ đã thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật tái canh càphê do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ khâu chuẩn bị đất trồng, luân canh, đào hố, bón lót, đến chọn chủng loại, tiêu chuẩn cây giống càphê, thời vụ trồng...
Sau khi phân tích, đánh giá mật độ tuyến trùng trong rễ cây càphê của vườn càphê, các nông hộ xác định thời gian luân canh các loại cây trồng khác cho thích hợp.
Đối với các vườn càphê bị bệnh vàng lá, thối rễ nhiều thì thời gian luân canh bằng các loại cây ngắn ngày như ngô, đậu đỗ từ 3-4 năm, còn vườn cây không bị nhiễm bệnh nặng, các nông hộ có kế hoạch chỉ thực hiện luân canh trong 2 năm.
Bên cạnh đó, tỉnh Đắk Lắk cũng hỗ trợ hạt giống, cây giống càphê bằng các giống mới có năng suất cao như 4/55, 1/20, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR11, TR13; đồng thời, tạo điều kiện cho các nông hộ vay vốn ngân hàng để triển khai tái canh vườn càphê theo đúng kế hoạch.
Tỉnh cũng tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn quy trình tái canh càphê cho các nông hộ. Các cơ quan chuyên môn của tỉnh cũng khẩn trương triển khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thủ tục gia hạn quyền sử dụng đất để tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ trong quá trình vay vốn tổ chức tái canh vườn càphê.
Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 202.022ha càphê, trong đó có 65.355ha càphê đã già cỗi, hết chu kỳ kinh doanh, năng suất kém, không hiệu quả kinh tế, cần phải tái canh.
Trước mắt, giai đoạn 2013-2016, tỉnh Đắk Lắk có kế hoạch tái canh 25.625ha càphê./.
Quang Huy (TTXVN)