Hiện nay, ở tỉnh Đắk Lắk, tình trạng phá rừng trái phép ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu.
Chỉ riêng 5 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã xảy ra trên 878 vụ vi phạm (tăng 32% so cùng kỳ năm ngoái) làm thiệt hại hàng ngàn ha rừng tự nhiên.
Lực lượng chức năng đã tịch thu 1.378,705m3 gỗ các loại và 329kg động vật hoang dã. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra nghiêm trọng nhất ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Krông Năng, Ea Kar, Krông Bông, Vườn quốc gia Yook Đôn.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Ea Súp, nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng không chỉ lâm tặc, đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch tham gia mà ngay cả rừng được giao cho các nhóm hộ, các gia đình cũng tự ý chặt phá trái phép lấy đất sản xuất nông nghiệp.
Qua kiểm tra, 5 tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện Ea Súp đã có trên 1.760ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép tại các tiểu khu 246, 252, 295. Hiện nay đã có gần 1.200ha rừng tự nhiên bị chặt phá, lấn chiếm trái phép, chủ yếu là do đồng bào lấy đất sản xuất nông nghiệp.
Tại huyện Ea H’Leo hiện cũng có trên 64,4ha rừng tự nhiên tại các tiểu khu 1, 3, 8, 17, 22 của Công ty Lâm nghiệp Chư Pả quản lý bị lâm tặc và đồng bào chặt phá, lấn chiếm trái phép...
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương, nhất là những nơi đang xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nhanh chóng thống kê, phân loại đối tượng vi phạm pháp luật để có biện pháp thuyết phục, giáo dục, chuyển hóa đối tượng, theo dõi, giám sát, xử lý đối tượng cố tình vi phạm.
Tỉnh duy trì các đoàn kiểm tra liên ngành với lực lượng đủ mạnh để phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ, lâm sản trái pháp luật, kiểm tra chặt chẽ nguồn gỗ nguyên liệu của các xưởng chế biến gỗ, tụ điểm tập kết gỗ, đồng thời rà soát các vụ án tồn đọng để xử lý dứt điểm, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ phát sinh mới; lựa chọn một số vụ án điểm về phá rừng, chống người thi hành công vụ để sớm đưa ra xét xử công khai.
Tỉnh kiên quyết đình chỉ, thu hồi các dự án trồng cao su, trồng rừng, sản xuất nông - lâm nghiệp khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng nội dung dự án được phê duyệt.
Tỉnh Đắk Lắk xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su hoặc các dự án sản xuất nông - lâm nghiệp khác để trục lợi và cố tình làm trái các quy định của pháp luật, có hành vi tiêu cực nhằm góp phần hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn./.
Chỉ riêng 5 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh đã xảy ra trên 878 vụ vi phạm (tăng 32% so cùng kỳ năm ngoái) làm thiệt hại hàng ngàn ha rừng tự nhiên.
Lực lượng chức năng đã tịch thu 1.378,705m3 gỗ các loại và 329kg động vật hoang dã. Tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng diễn ra nghiêm trọng nhất ở các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’Leo, Cư M’Gar, Krông Năng, Ea Kar, Krông Bông, Vườn quốc gia Yook Đôn.
Theo báo cáo của Ủy ban Nhân dân huyện Ea Súp, nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng không chỉ lâm tặc, đồng bào di cư đến ngoài kế hoạch tham gia mà ngay cả rừng được giao cho các nhóm hộ, các gia đình cũng tự ý chặt phá trái phép lấy đất sản xuất nông nghiệp.
Qua kiểm tra, 5 tháng đầu năm nay, trên địa bàn huyện Ea Súp đã có trên 1.760ha rừng bị chặt phá, lấn chiếm trái phép tại các tiểu khu 246, 252, 295. Hiện nay đã có gần 1.200ha rừng tự nhiên bị chặt phá, lấn chiếm trái phép, chủ yếu là do đồng bào lấy đất sản xuất nông nghiệp.
Tại huyện Ea H’Leo hiện cũng có trên 64,4ha rừng tự nhiên tại các tiểu khu 1, 3, 8, 17, 22 của Công ty Lâm nghiệp Chư Pả quản lý bị lâm tặc và đồng bào chặt phá, lấn chiếm trái phép...
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương, nhất là những nơi đang xảy ra các điểm nóng về phá rừng, khai thác rừng, lấn chiếm đất rừng trái phép nhanh chóng thống kê, phân loại đối tượng vi phạm pháp luật để có biện pháp thuyết phục, giáo dục, chuyển hóa đối tượng, theo dõi, giám sát, xử lý đối tượng cố tình vi phạm.
Tỉnh duy trì các đoàn kiểm tra liên ngành với lực lượng đủ mạnh để phát hiện, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, mua bán gỗ, lâm sản trái pháp luật, kiểm tra chặt chẽ nguồn gỗ nguyên liệu của các xưởng chế biến gỗ, tụ điểm tập kết gỗ, đồng thời rà soát các vụ án tồn đọng để xử lý dứt điểm, đồng thời giải quyết kịp thời các vụ phát sinh mới; lựa chọn một số vụ án điểm về phá rừng, chống người thi hành công vụ để sớm đưa ra xét xử công khai.
Tỉnh kiên quyết đình chỉ, thu hồi các dự án trồng cao su, trồng rừng, sản xuất nông - lâm nghiệp khác có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng nội dung dự án được phê duyệt.
Tỉnh Đắk Lắk xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân lợi dụng chủ trương chuyển đổi đất rừng sang trồng cao su hoặc các dự án sản xuất nông - lâm nghiệp khác để trục lợi và cố tình làm trái các quy định của pháp luật, có hành vi tiêu cực nhằm góp phần hạn chế tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép trên địa bàn./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)