Sáng 9/7, tại Hà Nội, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá một năm thi hành Thông tư số 70 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự liên quan đến việc bảo đảm quyền bào chữa trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự và Quy chế phối hợp giữa Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao và Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá Thông tư 70 và Quy chế phối hợp ra đời là kết quả của những nỗ lực đảm bảo quyền bào chữa và quyền hành nghề luật sư. Qua khảo sát cho thấy các luật sư đánh giá các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện tốt hơn trong hoạt động hành nghề của luật sư trước khi ban hành hai văn bản này.
Đánh giá tác động chung từ việc áp dụng Thông tư 70 và Quy chế phối hợp trong giai đoạn điều tra trước và sau khi có quyết định khởi tố bị can, qua khảo sát chỉ có 4,9% luật sư cho rằng trong một năm qua người bị tạm giữ (chưa có quyết định khởi tố bị can) được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện thuận lợi để nhờ người bào chữa.
50,5% luật sư vẫn cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng không tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can trong việc nhờ người bào chữa. Đặc biệt có tới 12,5% luật sư cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng ngăn cản người bị tạm giữ, bị tạm giam trong việc nhờ người bào chữa.
Khác với giai đoạn điều tra trước khi có quyết định khởi tố, giai đoạn điều tra sau khi có quyết định khởi tố được nhiều luật sư cho rằng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện vừa phải trong việc tiếp cận quyền bào chữa.
Tỷ lệ luật sư cho rằng người bị tạm giữ, bị can không được tạo điều kiện tiếp cận quyền bào chữa đã giảm từ 50,5% xuống còn 27,7% so với giai đoạn trước khi có quyết định khởi tố. Giai đoạn truy tố bị cáo trước khi xét xử vụ án được các luật sư cho rằng là giai đoạn nhận được sự hỗ trợ từ phía viện kiểm sát. Theo kết quả khảo sát bằng Bảng hỏi, khoảng 90% luật sư cho rằng viện kiểm sát đã tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo điều kiện vừa phải cho bị cáo; chỉ có 8,7% luật sư cho rằng bị cáo vẫn không nhận được sự hỗ trợ từ phía các viện kiểm sát trong việc tiếp cận quyền bào chữa.
Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích, nêu lên một số vấn đề khi áp dụng Thông tư 70 và Quy chế phối hợp liên quan tới tiếp cận quyền bào chữa; những thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa; thời gian được cấp giấy chứng nhận người bào chữa; điều kiện được gặp người bị tạm giữ, bị can.
Về phạm vi đối tượng được mời người bào chữa, Thông tư 70 quy định cụ thể tại điểm b, c Khoản 1 Điều 4: người bị tạm giữ, bị can cần có văn bản đề nghị người bào chữa là người đại diện hợp pháp hoặc có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ.
Có ý kiến luật sư cho rằng quy định này của Thông tư 70 là rào cản đối với việc mời luật sư bào chữa. Một số ý kiến cho rằng cần phải bỏ điểm b khoản 1 Điều 5 của Thông tư 70 về giấy yêu cầu luật sư để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa vì quy định này là không cần thiết. Luật sư cũng đặt ra vấn đề cần xử lý các trường hợp như người bị tạm giữ, bị can không biết chữ, không còn người thân.
Qua việc đánh giá tác động của hai văn bản này trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư sẽ là căn cứ để đưa ra kiến nghị về việc thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho luật sư trong hoạt động hành nghề./.
Tại hội thảo, các đại biểu đánh giá Thông tư 70 và Quy chế phối hợp ra đời là kết quả của những nỗ lực đảm bảo quyền bào chữa và quyền hành nghề luật sư. Qua khảo sát cho thấy các luật sư đánh giá các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạo điều kiện tốt hơn trong hoạt động hành nghề của luật sư trước khi ban hành hai văn bản này.
Đánh giá tác động chung từ việc áp dụng Thông tư 70 và Quy chế phối hợp trong giai đoạn điều tra trước và sau khi có quyết định khởi tố bị can, qua khảo sát chỉ có 4,9% luật sư cho rằng trong một năm qua người bị tạm giữ (chưa có quyết định khởi tố bị can) được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện thuận lợi để nhờ người bào chữa.
50,5% luật sư vẫn cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng không tạo điều kiện cho người bị tạm giữ, bị can trong việc nhờ người bào chữa. Đặc biệt có tới 12,5% luật sư cho rằng các cơ quan tiến hành tố tụng ngăn cản người bị tạm giữ, bị tạm giam trong việc nhờ người bào chữa.
Khác với giai đoạn điều tra trước khi có quyết định khởi tố, giai đoạn điều tra sau khi có quyết định khởi tố được nhiều luật sư cho rằng đã được các cơ quan tiến hành tố tụng tạo điều kiện vừa phải trong việc tiếp cận quyền bào chữa.
Tỷ lệ luật sư cho rằng người bị tạm giữ, bị can không được tạo điều kiện tiếp cận quyền bào chữa đã giảm từ 50,5% xuống còn 27,7% so với giai đoạn trước khi có quyết định khởi tố. Giai đoạn truy tố bị cáo trước khi xét xử vụ án được các luật sư cho rằng là giai đoạn nhận được sự hỗ trợ từ phía viện kiểm sát. Theo kết quả khảo sát bằng Bảng hỏi, khoảng 90% luật sư cho rằng viện kiểm sát đã tạo điều kiện thuận lợi hoặc tạo điều kiện vừa phải cho bị cáo; chỉ có 8,7% luật sư cho rằng bị cáo vẫn không nhận được sự hỗ trợ từ phía các viện kiểm sát trong việc tiếp cận quyền bào chữa.
Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích, nêu lên một số vấn đề khi áp dụng Thông tư 70 và Quy chế phối hợp liên quan tới tiếp cận quyền bào chữa; những thủ tục hành chính để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa; thời gian được cấp giấy chứng nhận người bào chữa; điều kiện được gặp người bị tạm giữ, bị can.
Về phạm vi đối tượng được mời người bào chữa, Thông tư 70 quy định cụ thể tại điểm b, c Khoản 1 Điều 4: người bị tạm giữ, bị can cần có văn bản đề nghị người bào chữa là người đại diện hợp pháp hoặc có giấy nhờ người thân liên hệ nhờ luật sư bào chữa cho họ.
Có ý kiến luật sư cho rằng quy định này của Thông tư 70 là rào cản đối với việc mời luật sư bào chữa. Một số ý kiến cho rằng cần phải bỏ điểm b khoản 1 Điều 5 của Thông tư 70 về giấy yêu cầu luật sư để được cấp giấy chứng nhận người bào chữa vì quy định này là không cần thiết. Luật sư cũng đặt ra vấn đề cần xử lý các trường hợp như người bị tạm giữ, bị can không biết chữ, không còn người thân.
Qua việc đánh giá tác động của hai văn bản này trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của luật sư sẽ là căn cứ để đưa ra kiến nghị về việc thực hiện và đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật có liên quan, tạo điều kiện cho luật sư trong hoạt động hành nghề./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)