Sau vụ việc thang máy của khu chung cư CT3 Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội đột ngột mất điện, gián tiếp dẫn đến việc một người đàn ông tử vong ngày 21/9 vừa qua, hàng trăm cư dân của tòa nhà này đã bức xúc kéo đến yêu cầu chủ đầu tư cải thiện chất lượng dịch vụ.
Không thể tiếp tục "sống chung với lũ!"
Trước đó, như Vietnam+ đã đưa tin, vào khoảng 9 giờ 40 phút ngày 21/9 tại tòa nhà CT3 , ông Nguyễn Văn Hòa, 55 tuổi ở phường Thụy Khê, quận Tây Hồ đến thăm một người quen ở đây, khi đang di chuyển trong thang máy thì bị mất điện và đột ngột dừng lại giữa lưng chừng. Lực lượng bảo vệ đã tiến hành cạy cửa để đưa nạn nhân ra khỏi thang máy. Khi cánh cửa thang máy vừa mở, nạn nhân hoảng loạn chui ra và trượt chân rơi xuống từ tầng 4, tử vong tại chỗ.
Sau sự việc trên, cộng đồng những người dân sống tại tòa nhà này đã tỏ ra hết sức lo ngại về sự an nguy của bản thân. Vì vậy, từ sáng sớm hôm qua, 28/9, hàng trăm cư dân của tòa nhà CT3 Yên Hòa đã tập trung trước trụ sở Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) để tổ chức buổi đối thoại với chủ đầu tư.
Một loạt băng rôn yêu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ, đòi quyền lợi chính đáng đã được người dân mang theo như: "Yêu cầu Constrexim thay thang máy ở CT3" hay “Constrexim nghĩ gì về chất lượng tòa nhà CT3”…
Anh Nguyễn Anh Vũ, một cư dân sống tại chung cư CT3 cho hay: “Sau sự cố thang máy gây chết người vừa qua, chúng tôi rất bất an về sự an nguy của bản thân nên hôm nay mới tập trung yêu cầu phía chủ đầu tư làm rõ.”
Cũng theo anh Vũ, vụ việc ngày 21/9 vừa qua không phải là lần đầu tiên hệ thống thang máy của tòa nhà này gặp sự cố. Thực tế, trước đó, tình trạng này đã liên tục xảy ra. Hàng trăm cư dân trong tòa nhà đã quá quen với cảnh thang máy đột ngột dừng giữa chừng do mất điện.
Bác Ngô Đình Đức, phòng 804, một trong những người đầu tiên chuyển về sống tại CT3 bức xúc: “Cả tòa nhà có hai thang máy. Sau sự cố ngày 21/9, một thang bị niêm phong, thang còn lại thì cũng trục trặc.”
Bản thân bác Đức mặc dù năm nay đã 62 tuổi nhưng vẫn phải leo bộ gần chục tầng để lên căn hộ của mình.
Không chỉ có bác Đức, các cư dân CT3 dẫn chứng ra một loạt trường hợp “khốn đốn” vì thang máy chập chờn. Một cư dân sống tại tầng 7 của tòa nhà phẫn nộ kể, vợ anh đã có bầu đến 39 tuần nhưng do thang máy liên tục trục trặc nên nhiều hôm chị vẫn phải “bế bụng bầu” leo bộ.
“Nếu sau này, vợ tôi trở dạ tại nhà mà thang máy lại hỏng thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra,” anh lo lắng.
Anh Nguyễn Anh Vũ cho biết thêm, ngoài trường hợp của ông Hòa, nạn nhân đã tử vong sau vụ lọt thang máy ngày 21/9, không ít các trường hợp bị “giam” trong buồng thang bởi các sự cố tương tự. Điển hình là chị N.N.C sống tại tầng 7, đã bị kẹt 4 lần, trong đó một lần cùng với hai cháu nhỏ dưới 5 tuổi.
“Tính mạng của chúng tôi đang bị đe dọa hàng ngày bởi hệ thống thang máy kém chất lượng. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị với ban quản lý tòa nhà nhưng hết lần này đến lần khác họ khất lần hoặc im lặng. Vì vậy, chúng tôi phải tổ chức đối thoại, không thể tiếp tục sống chung với lũ!” anh Vũ gay gắt.
Ngoài vấn đề nổi cộm này, cộng đồng dân cư CT3 cũng đồng loạt “tố” chất lượng công trình của tòa nhà hiện đã xuống cấp ở mức báo động. Điển hình là hệ thống thoát nước không còn hoạt động hiệu quả. 6 tháng trở lại đây, mỗi khi trời mưa to khoảng hơn tiếng, nước mưa và nước thải ứ đọng ngay trên đường nội bộ đến cả chục centinmét. Bên trên tầng hầm, lối dành cho người khuyết tật trở thành bãi phóng uế bừa bãi. Ngay cả khu sân chơi phía trước dành cho các cháu nhỏ cũng đã bị “hô biến” thành nơi để xe ô tô…
Với một loạt bức xúc, hàng trăm cư dân CT3 đã đồng loạt yêu cầu được đối thoại với phía Constrexim để được giải đáp thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại.
Chủ đầu tư sẽ trả lời trong 10 ngày?
Sáng 28/9, hàng trăm người dân đã có mặt tại tòa nhà trụ sở của Constrexim với hy vọng có được câu trả lời từ phía đơn vị đầu tư. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, phía chủ đầu tư liên tục “hẹn lui” người dân.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó giám đốc Công ty cho biết ban quản lý đã yêu cầu mọi người chờ trong 5 phút để làm thủ tục đăng ký gặp gỡ. Thế nhưng, nhiều lần 5 phút đã trôi qua, người dân phải đợi đến tận 10 giờ sáng mà vẫn chưa được gặp. Khi không thể chờ đợi thêm nữa, các hộ cùng lên tầng 4, khu vực làm việc của ban quản lý toà nhà thì tất cả các phòng đã khóa cửa, không có đại diện nào tiếp người dân.
Đặc biệt, lực lượng bảo vệ toà nhà sau đó đã có hành vi ngăn cản người dân và báo chí tiếp xúc với ban quản lý tòa nhà. Chỉ đến khi đại diện Công an phường Yên Hòa tới đề nghị giải quyết, đại diện các hộ dân mới được lên gặp đại diện chủ đầu tư để kiến nghị. Cuộc làm việc này sau đó cũng được thông báo là “họp kín”, các phóng viên không được tham dự.
Sau buổi làm việc kéo dài đến qua trưa, một thành viên ban đại diện của CT3 cho hay, ban đại diện đã đưa ra kiến nghị với chủ đầu tư 4 vấn đề cần khắc phục bao gồm: vấn đề thang máy hỏng hóc; cải tạo hệ thống thoát nước, chống ngập; bố trí diện tích công cộng theo quy định bao gồm phòng họp, sân chơi và công khai vấn đề quản lý của ban quản trị cho người dân được tham gia giám sát.
Phía Constrexim sau đó đã đưa ra thời hạn 10 ngày kể từ sau buổi làm việc để có câu trả lời chính thức bằng văn bản về hướng giải quyết cụ thể liên quan đến các kiến nghị của người dân.
Đại diện khu dân cư, anh Nguyễn Anh Vũ cho hay, trước mắt, cộng đồng dân cư sẽ đồng ý với thời hạn trả lời hướng khắc phục từ phía chủ đầu tư. Quá thời hạn kể trên, nếu chất lượng dịch vụ vẫn chưa được cải thiện, người dân sẽ khiếu nại lên các cơ quan chức năng./.
Không thể tiếp tục "sống chung với lũ!"
Trước đó, như Vietnam+ đã đưa tin, vào khoảng 9 giờ 40 phút ngày 21/9 tại tòa nhà CT3 , ông Nguyễn Văn Hòa, 55 tuổi ở phường Thụy Khê, quận Tây Hồ đến thăm một người quen ở đây, khi đang di chuyển trong thang máy thì bị mất điện và đột ngột dừng lại giữa lưng chừng. Lực lượng bảo vệ đã tiến hành cạy cửa để đưa nạn nhân ra khỏi thang máy. Khi cánh cửa thang máy vừa mở, nạn nhân hoảng loạn chui ra và trượt chân rơi xuống từ tầng 4, tử vong tại chỗ.
Sau sự việc trên, cộng đồng những người dân sống tại tòa nhà này đã tỏ ra hết sức lo ngại về sự an nguy của bản thân. Vì vậy, từ sáng sớm hôm qua, 28/9, hàng trăm cư dân của tòa nhà CT3 Yên Hòa đã tập trung trước trụ sở Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (Constrexim Holdings) để tổ chức buổi đối thoại với chủ đầu tư.
Một loạt băng rôn yêu cầu cải thiện chất lượng dịch vụ, đòi quyền lợi chính đáng đã được người dân mang theo như: "Yêu cầu Constrexim thay thang máy ở CT3" hay “Constrexim nghĩ gì về chất lượng tòa nhà CT3”…
Anh Nguyễn Anh Vũ, một cư dân sống tại chung cư CT3 cho hay: “Sau sự cố thang máy gây chết người vừa qua, chúng tôi rất bất an về sự an nguy của bản thân nên hôm nay mới tập trung yêu cầu phía chủ đầu tư làm rõ.”
Cũng theo anh Vũ, vụ việc ngày 21/9 vừa qua không phải là lần đầu tiên hệ thống thang máy của tòa nhà này gặp sự cố. Thực tế, trước đó, tình trạng này đã liên tục xảy ra. Hàng trăm cư dân trong tòa nhà đã quá quen với cảnh thang máy đột ngột dừng giữa chừng do mất điện.
Bác Ngô Đình Đức, phòng 804, một trong những người đầu tiên chuyển về sống tại CT3 bức xúc: “Cả tòa nhà có hai thang máy. Sau sự cố ngày 21/9, một thang bị niêm phong, thang còn lại thì cũng trục trặc.”
Bản thân bác Đức mặc dù năm nay đã 62 tuổi nhưng vẫn phải leo bộ gần chục tầng để lên căn hộ của mình.
Không chỉ có bác Đức, các cư dân CT3 dẫn chứng ra một loạt trường hợp “khốn đốn” vì thang máy chập chờn. Một cư dân sống tại tầng 7 của tòa nhà phẫn nộ kể, vợ anh đã có bầu đến 39 tuần nhưng do thang máy liên tục trục trặc nên nhiều hôm chị vẫn phải “bế bụng bầu” leo bộ.
“Nếu sau này, vợ tôi trở dạ tại nhà mà thang máy lại hỏng thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra,” anh lo lắng.
Anh Nguyễn Anh Vũ cho biết thêm, ngoài trường hợp của ông Hòa, nạn nhân đã tử vong sau vụ lọt thang máy ngày 21/9, không ít các trường hợp bị “giam” trong buồng thang bởi các sự cố tương tự. Điển hình là chị N.N.C sống tại tầng 7, đã bị kẹt 4 lần, trong đó một lần cùng với hai cháu nhỏ dưới 5 tuổi.
“Tính mạng của chúng tôi đang bị đe dọa hàng ngày bởi hệ thống thang máy kém chất lượng. Mặc dù đã nhiều lần kiến nghị với ban quản lý tòa nhà nhưng hết lần này đến lần khác họ khất lần hoặc im lặng. Vì vậy, chúng tôi phải tổ chức đối thoại, không thể tiếp tục sống chung với lũ!” anh Vũ gay gắt.
Ngoài vấn đề nổi cộm này, cộng đồng dân cư CT3 cũng đồng loạt “tố” chất lượng công trình của tòa nhà hiện đã xuống cấp ở mức báo động. Điển hình là hệ thống thoát nước không còn hoạt động hiệu quả. 6 tháng trở lại đây, mỗi khi trời mưa to khoảng hơn tiếng, nước mưa và nước thải ứ đọng ngay trên đường nội bộ đến cả chục centinmét. Bên trên tầng hầm, lối dành cho người khuyết tật trở thành bãi phóng uế bừa bãi. Ngay cả khu sân chơi phía trước dành cho các cháu nhỏ cũng đã bị “hô biến” thành nơi để xe ô tô…
Với một loạt bức xúc, hàng trăm cư dân CT3 đã đồng loạt yêu cầu được đối thoại với phía Constrexim để được giải đáp thỏa đáng những vấn đề còn tồn tại.
Chủ đầu tư sẽ trả lời trong 10 ngày?
Sáng 28/9, hàng trăm người dân đã có mặt tại tòa nhà trụ sở của Constrexim với hy vọng có được câu trả lời từ phía đơn vị đầu tư. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi, phía chủ đầu tư liên tục “hẹn lui” người dân.
Ông Nguyễn Hồng Quang, Phó giám đốc Công ty cho biết ban quản lý đã yêu cầu mọi người chờ trong 5 phút để làm thủ tục đăng ký gặp gỡ. Thế nhưng, nhiều lần 5 phút đã trôi qua, người dân phải đợi đến tận 10 giờ sáng mà vẫn chưa được gặp. Khi không thể chờ đợi thêm nữa, các hộ cùng lên tầng 4, khu vực làm việc của ban quản lý toà nhà thì tất cả các phòng đã khóa cửa, không có đại diện nào tiếp người dân.
Đặc biệt, lực lượng bảo vệ toà nhà sau đó đã có hành vi ngăn cản người dân và báo chí tiếp xúc với ban quản lý tòa nhà. Chỉ đến khi đại diện Công an phường Yên Hòa tới đề nghị giải quyết, đại diện các hộ dân mới được lên gặp đại diện chủ đầu tư để kiến nghị. Cuộc làm việc này sau đó cũng được thông báo là “họp kín”, các phóng viên không được tham dự.
Sau buổi làm việc kéo dài đến qua trưa, một thành viên ban đại diện của CT3 cho hay, ban đại diện đã đưa ra kiến nghị với chủ đầu tư 4 vấn đề cần khắc phục bao gồm: vấn đề thang máy hỏng hóc; cải tạo hệ thống thoát nước, chống ngập; bố trí diện tích công cộng theo quy định bao gồm phòng họp, sân chơi và công khai vấn đề quản lý của ban quản trị cho người dân được tham gia giám sát.
Phía Constrexim sau đó đã đưa ra thời hạn 10 ngày kể từ sau buổi làm việc để có câu trả lời chính thức bằng văn bản về hướng giải quyết cụ thể liên quan đến các kiến nghị của người dân.
Đại diện khu dân cư, anh Nguyễn Anh Vũ cho hay, trước mắt, cộng đồng dân cư sẽ đồng ý với thời hạn trả lời hướng khắc phục từ phía chủ đầu tư. Quá thời hạn kể trên, nếu chất lượng dịch vụ vẫn chưa được cải thiện, người dân sẽ khiếu nại lên các cơ quan chức năng./.
Trao đổi với báo chí, chiều qua, Phó tổng giám đốc Constrexim Holdings, ông Trần Đức Cần đã phủ nhận ý kiến thang máy của CT3 là kém chất lượng. Theo ông Cần, mặc dù có một số trục trặc về kỹ thuật nhưng hệ thống thang máy này đều đã được các cơ quan nhà nước kiểm định. Lý giải về việc chiếc thang máy còn lại tiếp tục hỏng, đại diện chủ đầu tư cho rằng do "quá tải" nên bo mạch bị hỏng. Ông Cần hứa, thời gian tới sẽ phối hợp với dân mời cơ quan kiểm tra và điều chỉnh lại thang máy. Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tại sao khi mất điện thang máy không được vận hành lại bằng hệ thống điện dự phòng; ông Cần cho hay, tất cả tòa nhà đều được trang bị hệ thống điện dự phòng nhưng không phải lúc nào mất điện cũng nổ máy chạy hệ thống điện dự phòng kịp thời vì khu vực nhà CT3 là khu vực... "điện mất tý là có ngay". |
PV (Vietnam+)