Trương Kiến Hữu, 29 tuổi, là nhân viên giao hàng cho một cửa hàng bánh ở Bắc Kinh. Thu nhập một tháng của anh được khoảng 3.000 Nhân dân tệ (450 USD) và anh thường nhịn bữa sáng, ăn bữa trưa miễn phí ở chỗ làm và chỉ tự nấu nướng bữa tối.
Khi Trương bắt đầu đến Bắc Kinh cách đây 7 năm, tiền ăn cho bữa tối của cả tháng chỉ vào khoảng 100 NDT. “Giờ tôi phải chi hơn 300 NDT,” anh lắc đầu cười khổ. Anh vẫn dành dụm được tiền gửi về quê nhà, nhưng ngày càng khó khăn hơn khi mọi thứ sinh hoạt đều trở nên đắt đỏ thời bão giá.
Dù sao, Trương vẫn còn may mắn bởi công việc suôn sẻ và nhất là anh tìm được một chỗ ở vừa rẻ, vừa gần nơi làm. Lí Hạ, một lao động ngoại tỉnh khác tại Bắc Kinh, phải tất tả mỗi ngày từ chỗ ở đến cửa hàng hoa quả của cô tại một trong những khu công nghiệp mới ở thủ đô.
Lí Hạ cho biết gần chợ mà cô buôn bán không còn căn hộ cũ nào nữa để mà thuê: “Dường như trong phạm vi 20km, những khu nhà ở giá rẻ đã biến mất. Tất cả dành đất cho việc việc xây dựng các nhà máy, khu văn phòng mới.”
Đi xa mà cũng không rẻ chút nào. Gia đình Lí Hạ ba người cùng hai hộ khác thuê chung một căn diện tích 70m2 và mỗi nhà phải đóng 1.000 NDT/tháng tiền thuê. Họ xoay xở trong không gian chật hẹp và thậm chí lan can cũng biến thành chỗ ngủ cho các ông chồng trong mùa hè nóng bức. Họ thường phải dậy sớm từ 3 giờ sáng, đến chợ đầu mối lấy hàng rồi quay về chợ bán lẻ, một hành trình tổng cộng 40km mỗi ngày.
Những dân nghèo thành thị như Trương Kiến Hữu, Lí Hạ và gia đình của họ đang ngày càng “khó thở” bởi tình trạng lạm phát gia tăng tại Trung Quốc, khiến mọi thứ từ bữa ăn hàng ngày đến tiền thuê nhà, giá nhiên liệu… đều trở thành bài toán đau đầu.
Một khảo sát gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy hơn 65% người được hỏi bày tỏ sự không hài lòng về giá cả tiêu dùng. Đây là mức thất vọng lớn nhất trong 11 năm gần đây.
Các biện pháp kiểm soát giá cả của Chính phủ Trung Quốc phát huy hiệu quả với một số những mặt hàng nông sản chủ chốt mà hệ thống dự trữ quốc gia dựa vào. Tuy nhiên, chúng lại không tác động trực tiếp được đến bữa ăn hàng ngày của người lao động nghèo.
Những lo ngại về lạm phát khó được xua tan bất chấp một loạt giải pháp đưa ra trong vài tuần gần đây như kiểm soát giá trực tiếp, ngân hàng trung ương tăng lãi suất và mức dự trữ bắt buộc… Bên cạnh sốt giá hàng hóa, nông sản, các lao động ngoại tỉnh còn phải đối mặt với tình trạng giá thuê nhà tăng mạnh.
Thị trường cho thuê ở Trung Quốc khó kiểm soát được. Mặc dù chính phủ ban hành một số quy định nhưng lại thiếu hiệu quả thực sự bởi hầu hết căn hộ cho thuê là thuộc chủ tư nhân. Trong khi thị trường bất động sản đang được giới chức nỗ lực hạ nhiệt, thị trường cho thuê lại âm thầm bùng nổ.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh buổi tối, giá thuê nhà tại thành phố này đã tăng hơn 20% trong 11 tháng đầu năm qua. Bắc Kinh có lượng dân cư hơn 17 triệu người, trong đó khoảng phân nửa là ngoại tỉnh. Lúc này, nhiều lao động ngoại tỉnh phải chọn cách chen chúc như gia đình Lí Hạ để giảm bớt chi phí.
Tình hình phần nào được phản ánh trong một quy định hồi tháng trước của Bộ Nhà ở và xây dựng thành thị nông thôn Trung Quốc rằng các chủ nhà nếu để người thuê tận dụng ngủ trong bếp, nhà tắm hay ban công sẽ bị phạt từ 5.000-30.000 NDT.
Dù vậy, những gia đình như Lí Hạ vẫn cố phải bám trụ. Cô cho biết: “Nếu chuyển đi xa hơn nữa để giá thuê rẻ hơn, ở rộng rãi hơn thì chi phí đi lại sẽ tốn kém hơn. Xăng lại vừa lên giá nữa”./.
Khi Trương bắt đầu đến Bắc Kinh cách đây 7 năm, tiền ăn cho bữa tối của cả tháng chỉ vào khoảng 100 NDT. “Giờ tôi phải chi hơn 300 NDT,” anh lắc đầu cười khổ. Anh vẫn dành dụm được tiền gửi về quê nhà, nhưng ngày càng khó khăn hơn khi mọi thứ sinh hoạt đều trở nên đắt đỏ thời bão giá.
Dù sao, Trương vẫn còn may mắn bởi công việc suôn sẻ và nhất là anh tìm được một chỗ ở vừa rẻ, vừa gần nơi làm. Lí Hạ, một lao động ngoại tỉnh khác tại Bắc Kinh, phải tất tả mỗi ngày từ chỗ ở đến cửa hàng hoa quả của cô tại một trong những khu công nghiệp mới ở thủ đô.
Lí Hạ cho biết gần chợ mà cô buôn bán không còn căn hộ cũ nào nữa để mà thuê: “Dường như trong phạm vi 20km, những khu nhà ở giá rẻ đã biến mất. Tất cả dành đất cho việc việc xây dựng các nhà máy, khu văn phòng mới.”
Đi xa mà cũng không rẻ chút nào. Gia đình Lí Hạ ba người cùng hai hộ khác thuê chung một căn diện tích 70m2 và mỗi nhà phải đóng 1.000 NDT/tháng tiền thuê. Họ xoay xở trong không gian chật hẹp và thậm chí lan can cũng biến thành chỗ ngủ cho các ông chồng trong mùa hè nóng bức. Họ thường phải dậy sớm từ 3 giờ sáng, đến chợ đầu mối lấy hàng rồi quay về chợ bán lẻ, một hành trình tổng cộng 40km mỗi ngày.
Những dân nghèo thành thị như Trương Kiến Hữu, Lí Hạ và gia đình của họ đang ngày càng “khó thở” bởi tình trạng lạm phát gia tăng tại Trung Quốc, khiến mọi thứ từ bữa ăn hàng ngày đến tiền thuê nhà, giá nhiên liệu… đều trở thành bài toán đau đầu.
Một khảo sát gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc cho thấy hơn 65% người được hỏi bày tỏ sự không hài lòng về giá cả tiêu dùng. Đây là mức thất vọng lớn nhất trong 11 năm gần đây.
Các biện pháp kiểm soát giá cả của Chính phủ Trung Quốc phát huy hiệu quả với một số những mặt hàng nông sản chủ chốt mà hệ thống dự trữ quốc gia dựa vào. Tuy nhiên, chúng lại không tác động trực tiếp được đến bữa ăn hàng ngày của người lao động nghèo.
Những lo ngại về lạm phát khó được xua tan bất chấp một loạt giải pháp đưa ra trong vài tuần gần đây như kiểm soát giá trực tiếp, ngân hàng trung ương tăng lãi suất và mức dự trữ bắt buộc… Bên cạnh sốt giá hàng hóa, nông sản, các lao động ngoại tỉnh còn phải đối mặt với tình trạng giá thuê nhà tăng mạnh.
Thị trường cho thuê ở Trung Quốc khó kiểm soát được. Mặc dù chính phủ ban hành một số quy định nhưng lại thiếu hiệu quả thực sự bởi hầu hết căn hộ cho thuê là thuộc chủ tư nhân. Trong khi thị trường bất động sản đang được giới chức nỗ lực hạ nhiệt, thị trường cho thuê lại âm thầm bùng nổ.
Theo tờ Tin tức Bắc Kinh buổi tối, giá thuê nhà tại thành phố này đã tăng hơn 20% trong 11 tháng đầu năm qua. Bắc Kinh có lượng dân cư hơn 17 triệu người, trong đó khoảng phân nửa là ngoại tỉnh. Lúc này, nhiều lao động ngoại tỉnh phải chọn cách chen chúc như gia đình Lí Hạ để giảm bớt chi phí.
Tình hình phần nào được phản ánh trong một quy định hồi tháng trước của Bộ Nhà ở và xây dựng thành thị nông thôn Trung Quốc rằng các chủ nhà nếu để người thuê tận dụng ngủ trong bếp, nhà tắm hay ban công sẽ bị phạt từ 5.000-30.000 NDT.
Dù vậy, những gia đình như Lí Hạ vẫn cố phải bám trụ. Cô cho biết: “Nếu chuyển đi xa hơn nữa để giá thuê rẻ hơn, ở rộng rãi hơn thì chi phí đi lại sẽ tốn kém hơn. Xăng lại vừa lên giá nữa”./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)