Hoạt động dán nhãn năng lượng là biện pháp có hiệu quả nhằm đưa các định hướng chính sách của Chính phủ về tiết kiệm năng lượng áp dụng vào thực tiễn trên toàn quốc, tiến tới loại bỏ ra khỏi thị trường các phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu; giảm cường độ năng lượng trong sản xuất; tiết kiệm năng lượng trong mọi hoạt động của xã hội.
Thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các nhà sản xuất luôn phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao; buộc các nhà buôn bán, nhập khẩu thiết bị phải chọn các sản phẩm đạt hoặc vượt tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đã quy định và đảm bảo các thông số ghi trên nhãn, giúp người tiêu dùng chọn đúng các các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc sản phẩm có hiệu suất năng lượng mong muốn đang lưu thông trên thị trường.
Đối với phương tiện giao thông vận tải, các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu là một nội dung trọng tâm trong Chính sách giao thông bền vững đã nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt ở châu Á.
Một số kế hoạch đã chứng minh hiệu quả trong quản lý sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu và khí hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện vận tải ở các nước OECD. Chính phủ các nước Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản áp đặt các tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ thậm chí ở Mỹ tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu dự kiến đạt 35mpg (14.9 km/l) trongvòng10 năm.
Một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên đã và đang thực thi các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Một số nước khác như Ấn Độ, Thái Lan đang chủ động lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động xây dựng và ban hành dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu.
Ở Ấn Độ, trong năm 2008, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng thông báo sáng kiến phát triển các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu có tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhóm, loại phương tiện bao gồm xe ôtô con, scooter, xe đạp, xe tải, ôtô buýt và xe ba bánh. Các tiêu chuẩn sẽ được công bố khi giới thiệu việc dán nhãn năng lượng trên tất cả các phương tiện cũng như khuyến khích về tài chính để gia tăng các phương tiện nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu bao gồm phương tiện lai (xe hybrid).
Ở Thái Lan, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Năng lượng thay thế (DEDE) chịu trách nhiệm phát triển các quy định và chương trình tiết kiệm năng lượng. DEDE phát động một chiến dịch dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu vào đầu năm 2009 cùng với việc công bố tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. DEDE thành lập một Ban chỉ đạo để phối hợp việc lập kế hoạch và thực hiện các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các phương tiện.
Ở Việt Nam, Điều 37, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị đã quy định: Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị: xây dựng và công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; công khai thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị; loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Tại Điều 39 quy định về dán nhãn năng lượng như phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn.
Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại các phòng thử nghiệm.
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nghị định số 21/2011 ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định biện pháp thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Theo đó, khoản 4 Điều 1 quy định xe ôtô con (loại bảy chỗ trở xuống) thuộc danh mục phương tiện phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu với lộ trình quy định tại khoản 3 Điều 2, cụ thể như việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
Quyết định cũng giao Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện này./.
Thực hiện dán nhãn năng lượng sẽ tạo ra sức ép thúc đẩy các nhà sản xuất luôn phấn đấu đưa ra thị trường các sản phẩm có hiệu suất cao; buộc các nhà buôn bán, nhập khẩu thiết bị phải chọn các sản phẩm đạt hoặc vượt tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng đã quy định và đảm bảo các thông số ghi trên nhãn, giúp người tiêu dùng chọn đúng các các sản phẩm tiết kiệm năng lượng hoặc sản phẩm có hiệu suất năng lượng mong muốn đang lưu thông trên thị trường.
Đối với phương tiện giao thông vận tải, các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu là một nội dung trọng tâm trong Chính sách giao thông bền vững đã nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt ở châu Á.
Một số kế hoạch đã chứng minh hiệu quả trong quản lý sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu và khí hiệu ứng nhà kính từ các phương tiện vận tải ở các nước OECD. Chính phủ các nước Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật Bản áp đặt các tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ thậm chí ở Mỹ tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu dự kiến đạt 35mpg (14.9 km/l) trongvòng10 năm.
Một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Triều Tiên đã và đang thực thi các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp trong nước và nhập khẩu. Một số nước khác như Ấn Độ, Thái Lan đang chủ động lập kế hoạch để thực hiện các hoạt động xây dựng và ban hành dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu.
Ở Ấn Độ, trong năm 2008, Văn phòng Tiết kiệm năng lượng thông báo sáng kiến phát triển các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu có tiêu chuẩn bắt buộc đối với các nhóm, loại phương tiện bao gồm xe ôtô con, scooter, xe đạp, xe tải, ôtô buýt và xe ba bánh. Các tiêu chuẩn sẽ được công bố khi giới thiệu việc dán nhãn năng lượng trên tất cả các phương tiện cũng như khuyến khích về tài chính để gia tăng các phương tiện nhỏ, tiết kiệm nhiên liệu bao gồm phương tiện lai (xe hybrid).
Ở Thái Lan, Vụ Tiết kiệm Năng lượng và Phát triển Năng lượng thay thế (DEDE) chịu trách nhiệm phát triển các quy định và chương trình tiết kiệm năng lượng. DEDE phát động một chiến dịch dán nhãn tiết kiệm nhiên liệu vào đầu năm 2009 cùng với việc công bố tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu. DEDE thành lập một Ban chỉ đạo để phối hợp việc lập kế hoạch và thực hiện các tiêu chuẩn và dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho các phương tiện.
Ở Việt Nam, Điều 37, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với phương tiện, thiết bị đã quy định: Nhà nước áp dụng các biện pháp quản lý về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau đây đối với phương tiện, thiết bị: xây dựng và công bố tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng, mức hiệu suất năng lượng tối thiểu của phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; dán nhãn năng lượng đối với các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng; công khai thông tin cần thiết về sử dụng năng lượng của phương tiện, thiết bị; loại bỏ phương tiện, thiết bị dưới mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
Tại Điều 39 quy định về dán nhãn năng lượng như phương tiện, thiết bị thuộc Danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng phải được dán nhãn trước khi đưa ra thị trường; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện, thiết bị thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với phương tiện, thiết bị sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận dán nhãn.
Giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng được cấp sau khi phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tại các phòng thử nghiệm.
Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Nghị định số 21/2011 ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định biện pháp thi hành Luật, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2011/QĐ-TTg ngày 12/9/2011 Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện.
Theo đó, khoản 4 Điều 1 quy định xe ôtô con (loại bảy chỗ trở xuống) thuộc danh mục phương tiện phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu với lộ trình quy định tại khoản 3 Điều 2, cụ thể như việc dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31/12/2014. Từ ngày 1/1/2015 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
Quyết định cũng giao Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc dán nhãn năng lượng đối với nhóm phương tiện này./.
Văn Hưng (Vietnam+)