Viện Nghiên cứu xuất bản Nhật Bản (RIP) ngày 25/1 cho biết doanh thu của các loại sách và tạp chí ở Nhật Bản – ngoại trừ các ấn bán điện tử - trong năm 2012 giảm tới 3,6% so với năm trước ước tính khoảng 1.739,8 tỷ yen, đánh dấu sự sụt giảm liên tục trong suốt tám năm qua.
Đây là một hiện tượng đáng ngại vì Nhật Bản vốn được coi quốc gia có văn hoá đọc phát triển.
Theo RIP, doanh thu từ sách bị sụt giảm mạnh do thiếu các ấn phẩm nổi tiếng mà chỉ với một cuốn sách được bán tới một triệu bản trong khi các loại tạp chí lại ít được coi là nguồn thông tin cập nhật do ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh.
Doanh thu từ tạp chí ước tính 938,5 tỷ yen, giảm 4,7, mức giảm mạnh thứ hai trong 15 năm qua, chỉ xếp sau mức sụt giảm 6,6% trong năm 2011.
Các ấn phẩm sách cũng chẳng “khấm khá” hơn với chỉ vỏn vẹn 801,3 tỷ yen doanh thu, giảm 2,3% liên tục trong vòng suốt sáu năm qua.
Điều này cho thấy dường như sự ra đời của các thiết bị đọc số hoá như sách điện tử và smartphone đã tác động mạnh mẽ tới thói quen đọc sách của người dân Nhật Bản – nơi mà người ta sẽ không mấy khó khăn để tìm ra những tín đồ “mọt sách” cầm trên tay các cuốn truyện, sách hoặc tạp chí ở những nơi công cộng./.
Đây là một hiện tượng đáng ngại vì Nhật Bản vốn được coi quốc gia có văn hoá đọc phát triển.
Theo RIP, doanh thu từ sách bị sụt giảm mạnh do thiếu các ấn phẩm nổi tiếng mà chỉ với một cuốn sách được bán tới một triệu bản trong khi các loại tạp chí lại ít được coi là nguồn thông tin cập nhật do ngày càng có nhiều người bắt đầu sử dụng điện thoại thông minh.
Doanh thu từ tạp chí ước tính 938,5 tỷ yen, giảm 4,7, mức giảm mạnh thứ hai trong 15 năm qua, chỉ xếp sau mức sụt giảm 6,6% trong năm 2011.
Các ấn phẩm sách cũng chẳng “khấm khá” hơn với chỉ vỏn vẹn 801,3 tỷ yen doanh thu, giảm 2,3% liên tục trong vòng suốt sáu năm qua.
Điều này cho thấy dường như sự ra đời của các thiết bị đọc số hoá như sách điện tử và smartphone đã tác động mạnh mẽ tới thói quen đọc sách của người dân Nhật Bản – nơi mà người ta sẽ không mấy khó khăn để tìm ra những tín đồ “mọt sách” cầm trên tay các cuốn truyện, sách hoặc tạp chí ở những nơi công cộng./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)