Đến năm 2030, thế giới sẽ có 21,4 triệu người được phát hiện mới mắc bệnh ung thư và hơn 13,2 triệu người chết vì căn bệnh này, so với 12,7 triệu ca mới phát hiện và 7,6 triệu người chết vì ung thư trong năm 2008.
Như vậy, số ca mới mắc và tử vong vì ung thư sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới.
Thông tin này được Cục Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố.
Giám đốc IARC Christopher Wild cho biết theo tính toán của các nhà nghiên cứu ung thư, dân số thế giới già thêm và số người cao tuổi tiếp tục tăng lên sẽ làm tăng số người mới mắc bệnh ung thư, cho dù tỷ lệ mắc căn bệnh hiểm nghèo này ổn định.
Số liệu ước tính mới của IARC cho thấy những hậu quả to lớn mà bệnh ung thư có thể gây ra cho loài người. Đây cũng là cơ sở để xác định những khu vực cần ưu tiên trong nỗ lực kiểm soát ung thư của thế giới.
Các nước kém phát triển hơn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn của bệnh ung thư, xét cả về số ca mới mắc lẫn số người tử vong.
Thống kê của IARC cho thấy 56% số ca mới mắc ung thư trong năm 2008 là ở các nước đang phát triển. Đây cũng là khu vực chiếm tới 63% số ca tử vong do ung thư.
IARC cho biết đứng đầu danh sách các loại ung thư mới mắc trong năm 2008 là ung thư phổi, với 1,61 triệu người, chiếm 12,7%, tiếp theo là ung thư vú, với 1,38 triệu người, chiếm 10,9% và ung thư đại tràng, với 1,23 triệu người, chiếm 9,7%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong trong năm 2008 là ung thư phổi, với 1,38 triệu người, chiếm 18,2%, ung thư dạ dày với 0,74 triệu người, chiếm 9,7% và ung thư gan với 0,69 triệu người, chiếm 9,2%.
IARC cũng cho biết thêm rằng ung thư cổ tử cung và ung thư gan khá phổ biến ở các nước nghèo, trong khi ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng phổ biến hơn ở các nước phát triển.
Xét về khu vực, châu Âu chiếm gần một nửa số ca mới mắc ung thư trong hai thập niên tới, tiếp theo là Nam Mỹ và châu Á./.
Như vậy, số ca mới mắc và tử vong vì ung thư sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới.
Thông tin này được Cục Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố.
Giám đốc IARC Christopher Wild cho biết theo tính toán của các nhà nghiên cứu ung thư, dân số thế giới già thêm và số người cao tuổi tiếp tục tăng lên sẽ làm tăng số người mới mắc bệnh ung thư, cho dù tỷ lệ mắc căn bệnh hiểm nghèo này ổn định.
Số liệu ước tính mới của IARC cho thấy những hậu quả to lớn mà bệnh ung thư có thể gây ra cho loài người. Đây cũng là cơ sở để xác định những khu vực cần ưu tiên trong nỗ lực kiểm soát ung thư của thế giới.
Các nước kém phát triển hơn sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề hơn của bệnh ung thư, xét cả về số ca mới mắc lẫn số người tử vong.
Thống kê của IARC cho thấy 56% số ca mới mắc ung thư trong năm 2008 là ở các nước đang phát triển. Đây cũng là khu vực chiếm tới 63% số ca tử vong do ung thư.
IARC cho biết đứng đầu danh sách các loại ung thư mới mắc trong năm 2008 là ung thư phổi, với 1,61 triệu người, chiếm 12,7%, tiếp theo là ung thư vú, với 1,38 triệu người, chiếm 10,9% và ung thư đại tràng, với 1,23 triệu người, chiếm 9,7%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tử vong trong năm 2008 là ung thư phổi, với 1,38 triệu người, chiếm 18,2%, ung thư dạ dày với 0,74 triệu người, chiếm 9,7% và ung thư gan với 0,69 triệu người, chiếm 9,2%.
IARC cũng cho biết thêm rằng ung thư cổ tử cung và ung thư gan khá phổ biến ở các nước nghèo, trong khi ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng phổ biến hơn ở các nước phát triển.
Xét về khu vực, châu Âu chiếm gần một nửa số ca mới mắc ung thư trong hai thập niên tới, tiếp theo là Nam Mỹ và châu Á./.
(TTXVN/Vietnam+)