Ngày 5/6, tại Trung tâm Văn Miếu-Quốc Tử Giám (Hà Nội), Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, Hội đồng Phan tộc Hà Nội và gia đình đã tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm nhân 90 năm ngày mất Danh nhân Phan Kế Bính (1875-1921), nhà văn hóa tiêu biểu của Việt Nam thời cận đại.
Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 31 tuổi ông thi Hương đỗ Cử nhân Hán học khoa Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906) tại trường Hà Nam nhưng không ra làm quan mà đã sớm bước chân vào làng báo từ năm 1907, cộng tác với Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí…
Từ năm 1907, ông đã hoàn thành bản dịch bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc "Tam Quốc diễn nghĩa," tiếp đó là các bản dịch "Đại Nam điển lệ toát yếu" (1915-1916), "Đại Nam nhất thống chí" (1916), "Việt Nam khai quốc chí truyện" (1917), "Đại Nam liệt truyện tiền biên, chính biên" (1918 - 1919).
Ông là tác giả của các sách truyện ký "Nam Hải dị nhân" (1909), "Hưng Đạo Đại Vương truyện" (1916), sách nghiên cứu văn học Việt Hán văn khảo (1918). Đặc biệt, cuốn sách nghiên cứu "Việt Nam phong tục" (1915) đã đưa ông vào hàng các nhà văn hóa học sớm nhất ở Việt Nam.
Gần một thế kỷ trôi qua sau khi cuốn sách của ông ra đời, cho đến nay đứng về mặt lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam, cuốn sách này vẫn còn nguyên giá trị.
Phan Kế Bính thọ 46 tuổi. Kể từ khi thi đỗ cử nhân Hán học năm 1906 đến khi qua đời năm 1921, tuy chỉ có 15 năm nhưng ông đã để lại cho hậu thế một di sản văn hóa lớn.
Thủ đô Hà Nội và cả nước đang tiến gần đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, cũng là dịp kỷ niệm 90 năm ngày tác giả cuốn "Việt Nam phong tục" đi vào cõi vĩnh hằng./.
Phan Kế Bính hiệu là Bưu Văn, bút danh Liên Hồ Tử, người làng Thụy Khê (làng Bưởi), huyện Hoàng Long, nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội.
Năm 31 tuổi ông thi Hương đỗ Cử nhân Hán học khoa Bính Ngọ, Thành Thái thứ 18 (1906) tại trường Hà Nam nhưng không ra làm quan mà đã sớm bước chân vào làng báo từ năm 1907, cộng tác với Đăng cổ tùng báo, Lục tỉnh tân văn, Đông Dương tạp chí…
Từ năm 1907, ông đã hoàn thành bản dịch bộ tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Trung Quốc "Tam Quốc diễn nghĩa," tiếp đó là các bản dịch "Đại Nam điển lệ toát yếu" (1915-1916), "Đại Nam nhất thống chí" (1916), "Việt Nam khai quốc chí truyện" (1917), "Đại Nam liệt truyện tiền biên, chính biên" (1918 - 1919).
Ông là tác giả của các sách truyện ký "Nam Hải dị nhân" (1909), "Hưng Đạo Đại Vương truyện" (1916), sách nghiên cứu văn học Việt Hán văn khảo (1918). Đặc biệt, cuốn sách nghiên cứu "Việt Nam phong tục" (1915) đã đưa ông vào hàng các nhà văn hóa học sớm nhất ở Việt Nam.
Gần một thế kỷ trôi qua sau khi cuốn sách của ông ra đời, cho đến nay đứng về mặt lịch sử tư tưởng và văn hóa Việt Nam, cuốn sách này vẫn còn nguyên giá trị.
Phan Kế Bính thọ 46 tuổi. Kể từ khi thi đỗ cử nhân Hán học năm 1906 đến khi qua đời năm 1921, tuy chỉ có 15 năm nhưng ông đã để lại cho hậu thế một di sản văn hóa lớn.
Thủ đô Hà Nội và cả nước đang tiến gần đến Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, cũng là dịp kỷ niệm 90 năm ngày tác giả cuốn "Việt Nam phong tục" đi vào cõi vĩnh hằng./.
Nguyễn Hồng Điệp (TTXVN/Vietnam+)