Ngày 14/4, Đảng châu Phi vì Độc lập của Guinea và Cabo Verde (PAIGC), chính đảng lớn nhất tại Guinea Bissau đã từ chối đề nghị tham gia một chính phủ đoàn kết dân tộc của những tướng lĩnh tiến hành cuộc đảo chính quân sự ngày 12/4 vừa qua tại quốc gia Tây Phi này.
Theo lãnh đạo đảng PAIGC, hiện chiếm tới 2/3 số ghế trong Quốc hội Guinea Bissau, khả năng thành lập một chính phủ chuyển tiếp mà trong đó các tướng lĩnh đảo chính kiểm soát Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ là điều không thể xảy ra.
PAIGC từ chối mọi đề xuất phi hiến pháp và phi dân chủ từ phía lực lượng đảo chính, đồng thời cho rằng đây không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại Guinea Bissau.
Ngoài ra, PAIGC cũng yêu cầu trả tự do cho Tổng thống lâm thời Raimundo Pereira, Thủ tướng Carlos Gomes và tất cả các quan chức cấp cao hiện đang bị những binh sĩ đảo chính bắt giữ.
Trong bối cảnh dư luận quốc tế đặc biệt quan ngại trước tình hình bất ổn tại Guinea Bissau, cùng ngày, một số cuộc biểu tình trên quy mô nhỏ đã nổ ra tại nhiều đường phố trung tâm, yêu cầu thả tự do cho ông Gomes, ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến diễn ra vào 29/4 tới.
Lực lượng quân đội đã phong tỏa các tuyến phố chính và bắt giữ một số người nhằm ngăn chặn biểu tình lan rộng.
Lâu nay, giữa Thủ tướng Gomes và quân đội Guinea Bissau vẫn luôn tồn tại một mối bất hòa.
Nguyên nhân là do ông Gomes chủ trương tinh giảm biên chế lực lượng quân đội, tăng quyền hạn cho cảnh sát và đẩy mạnh cuộc chiến chống tội phạm ma túy, mà nhiều quan chức chính phủ và chính trị gia bị cho là có liên quan.
Trong mối quan hệ căng thẳng này, Tổng thống Malam Bacai Sanha đã giữ vai trò trung gian hòa giải giữa Thủ tướng Gomes và quân đội.
Là trụ cột thực sự của chính quyền và là người chủ trương thỏa hiệp, Tổng thống Sanha dường như là thành trì cuối cùng ngăn chặn đảo chính.
Căng thẳng ngày một gia tăng sau khi Tổng thống Sanha qua đời hồi tháng Một và đỉnh điểm là vụ đảo chính diễn ra tối 12/4, khi các binh sĩ quân đội tấn công dinh thự của Thủ tướng Gomes, chiếm giữ trụ sở của đảng cầm quyền và đài phát thanh quốc gia./.
Theo lãnh đạo đảng PAIGC, hiện chiếm tới 2/3 số ghế trong Quốc hội Guinea Bissau, khả năng thành lập một chính phủ chuyển tiếp mà trong đó các tướng lĩnh đảo chính kiểm soát Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ là điều không thể xảy ra.
PAIGC từ chối mọi đề xuất phi hiến pháp và phi dân chủ từ phía lực lượng đảo chính, đồng thời cho rằng đây không phải là giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay tại Guinea Bissau.
Ngoài ra, PAIGC cũng yêu cầu trả tự do cho Tổng thống lâm thời Raimundo Pereira, Thủ tướng Carlos Gomes và tất cả các quan chức cấp cao hiện đang bị những binh sĩ đảo chính bắt giữ.
Trong bối cảnh dư luận quốc tế đặc biệt quan ngại trước tình hình bất ổn tại Guinea Bissau, cùng ngày, một số cuộc biểu tình trên quy mô nhỏ đã nổ ra tại nhiều đường phố trung tâm, yêu cầu thả tự do cho ông Gomes, ứng cử viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai dự kiến diễn ra vào 29/4 tới.
Lực lượng quân đội đã phong tỏa các tuyến phố chính và bắt giữ một số người nhằm ngăn chặn biểu tình lan rộng.
Lâu nay, giữa Thủ tướng Gomes và quân đội Guinea Bissau vẫn luôn tồn tại một mối bất hòa.
Nguyên nhân là do ông Gomes chủ trương tinh giảm biên chế lực lượng quân đội, tăng quyền hạn cho cảnh sát và đẩy mạnh cuộc chiến chống tội phạm ma túy, mà nhiều quan chức chính phủ và chính trị gia bị cho là có liên quan.
Trong mối quan hệ căng thẳng này, Tổng thống Malam Bacai Sanha đã giữ vai trò trung gian hòa giải giữa Thủ tướng Gomes và quân đội.
Là trụ cột thực sự của chính quyền và là người chủ trương thỏa hiệp, Tổng thống Sanha dường như là thành trì cuối cùng ngăn chặn đảo chính.
Căng thẳng ngày một gia tăng sau khi Tổng thống Sanha qua đời hồi tháng Một và đỉnh điểm là vụ đảo chính diễn ra tối 12/4, khi các binh sĩ quân đội tấn công dinh thự của Thủ tướng Gomes, chiếm giữ trụ sở của đảng cầm quyền và đài phát thanh quốc gia./.
(TTXVN)