Vượt hàng trăm km đường rừng với vô số khúc cua hiểm trở, uốn lượn men theo sống núi, chúng tôi cũng đặt chân đến địa phận huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.
Nơi đây, ở những ngọn núi có độ cao trên 1.200m so với mực nước biển thuộc địa bàn 4 xã phía Bắc của huyện là Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Tả Phìn và Sín Chải đang lưu giữ một nguồn “vàng xanh” mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng từ hàng trăm năm nay - đó là gần 10.000 cây chè cổ thụ Tuyết Shan.
Tiềm năng sẵn có hàng trăm năm
Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, nhằm hướng “cổng trời Tả Phìn” cao gần 2.000m so với mực nước biển, vượt chặng đường trên 50km, qua hàng chục “nương” đá tai mèo ngổn ngang, nằm im lìm hai bên đường, chúng tôi cũng đến được xã Sín Chải. Nếu huyện Tủa Chùa được coi là “tiểu Hà Giang” thứ hai với 3/4 diện tích là núi, đá tai mèo, thì Sín Chải là một “tiểu Trường Sa trên cạn” của Tổ quốc với bạt ngàn "nương" đá tai mèo.
Trong số gần 10.000 cây chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm của huyện Tủa Chùa, Sín Chải là xã có được sự ưu ái hơn cả khi sở hữu đến gần 1/3 số lượng nguồn “vàng xanh” này, với gần 2.300 cây, tập trung ở các bản Cáng Tỷ, Sín Chải, Hấu Chua, Mạng Chiền, Sáng Tớ...
Phóng tầm nhìn về những cây chè sừng sững trên núi phía bên hiên trụ sở xã, ông Thào A Vàng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sín Chải nói: "Khi chúng tôi lớn lên đã có những cây chè này rồi, cũng chẳng ai biết chính xác độ tuổi của những cây chè này đâu, nhưng cũng phải đến 300-400 năm tuổi.
Cái tên “chè Tuyết” mà người dân ở 12 đội, bản trong xã quen gọi cho cây chè có lẽ bởi cái khí hậu đặc thù cao nguyên đá nơi đây đã tạo nên cho nó. Vào mùa Đông tháng giá lạnh, trên các ngọn núi cao, tuyết rơi phủ khắp cành cây, ngọn cỏ. Lúc này, mọi sinh hoạt của người dân hạn chế hơn, những cây chè tưởng chừng cũng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương của núi, của rừng, của mây phủ, trơ cành cây khẳng khiu bám đầy sương, tuyết. Rồi mùa Xuân đến cây chè lại nảy mầm, đâm chồi, đem đến một mùa “vàng xanh” bội thu, mang ấm no về cho dân bản."
Ông Vàng cũng cho biết thêm ở vùng đất mà dân số trên 4.200 nhân khẩu với hơn 660 hộ này, nguồn lương thực của người dân chỉ biết phụ thuộc vào gần 90ha diện tích lúa ruộng, hơn 200ha lúa nương, khoảng 500ha diện tích ngô nương trồng xen đá tai mèo, từ lâu người dân xã Sín Chải đã xem cây chè là cây “cứu đói,” tăng thêm thu nhập cho xã nghèo.
Trong nhiều năm qua, cây chè cổ thụ đã khẳng định được vị thế của mình trong việc tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế của bà con nơi đây. Hộ gia đình nào có ít thì 3-4 cây chè cổ thụ, người nhiều thì có đến hàng chục, cá biệt có hộ sở hữu đến hàng trăm cây. Những cây chè cao hàng chục mét, đường kính lớn, có những thân cây một người lớn ôm không xuể, mỗi năm cho thu hoạch 2-3 lứa, tạo nguồn thu nhập tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng cho chủ nhân.
Với xã có tỷ lệ hộ nghèo tới trên 40%, cây chè cổ thụ trên địa bàn là “lá bùa” giúp người dân thoát khỏi cảnh đứt bữa trong những tháng khô hạn, mất mùa, lúc giáp hạt. Năm 2010, tại Sín Chải, sản lượng chè búp tươi toàn xã ước đạt 6-7 tấn mỗi lứa, giá thu mua ổn định ở mức 9.000-10.000 đồng/kg búp tươi.
Phát huy thế mạnh về cây chè trên địa bàn, trên cơ sở định hướng phấn đấu của Đảng bộ huyện Tủa Chùa đối với diện tích chè của vùng quy hoạch, Sín Chải tiếp tục chuyển đổi và tận dụng diện tích đất có khả năng trồng chè để trồng mới 80ha diện tích chè Tuyết Shan. Trong sáu tháng đầu năm nay, xã Sín Chải đã trồng được 15ha theo kế hoạch được giao.
Ông Tô Văn Tuân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tủa Chùa cho biết không chỉ riêng Sín Chải mà các xã khác gồm Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình cũng sở hữu trên 6.000 cây chè cổ thụ có hàng trăm năm tuổi. So sánh với các loại chè ở các vùng chè nổi tiếng khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc của cả nước như chè vùng Tả Sùa ở tỉnh Sơn La, Suối Giàng ở tỉnh Yên Bái, chè Tủa Chùa có chất lượng tương đương, thậm chí còn có hương vị đặc biệt hơn.
Chè Tủa Chùa sống tự nhiên trên các núi đá, được tích tụ sương núi nên hương chè thơm, màu nước chè vàng óng ánh, rất được nước và có vị đắng , ngọt hòa quyện thuần nhất.
Hiện trong số 12 cây chè cổ thụ được Viện chè Việt Nam chọn lọc đánh số để nghiên cứu, Sín Chải có tới 9 cây (mang số 1 đến 5 và 9 đến 12), 3 cây còn lại ở Tả Sìn Thàng (số 6 đến 8). Cây đánh số 12 là cây có quy mô, kích thước lớn nhất, chu vi thân cây 2 người ôm không xuể, mỗi mùa thu hoạch người dân phải nối thang mới trèo lên được.
Đánh thức tiềm năng chè trên vùng cao nguyên đá
Theo ngành nông nghiệp huyện Tủa Chùa, hiện tại tổng diện tích chè trên toàn huyện đạt trên 400ha, trong đó diện tích chè đã cho thu hái là gần 60ha, gồm 30ha diện tích cây chè Tuyết Shan cổ thụ, có hàng trăm năm tuổi, tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Bắc của huyện gồm Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình, Sín Chải và gần 30ha chè kinh doanh, nhân giống từ cây chủ cổ thụ trồng mật độ cao.
Để đánh thức tiềm năng, phát huy thế mạnh về cây chè trên địa bàn, Đảng bộ huyện Tủa Chùa đã xây dựng xong chương trình hành động cụ thể nhằm phát triển chè Tuyết Shan trên địa bàn trong giai đoạn 5 năm 2010-2015, nâng tổng số diện tích trồng chè trên toàn huyện lên gần 620ha vào năm 2015; định hướng đến năm 2020 sẽ xây dựng nên vùng Quy hoạch chuyên canh cây chè ở 4 xã phía Bắc là Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình và Sín Chải.
Đồng thời, huyện sẽ đưa thương hiệu “chè Tủa Chùa” vươn xa trên thị trường nội và ngoại tỉnh. Với mục tiêu này, mỗi năm huyện Tủa Chùa tăng sản lượng bình quân 3-5 tấn búp khô, đến giai đoạn 2014-2015 đạt 30 tấn chè búp khô/năm.
Ông Đỗ Xuân Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tủa Chùa cho biết xác định đẩy mạnh việc phát triển cây chè Tuyết Shan trên cơ sở đảm bảo tính ổn định, bền vững và gắn với quy hoạch sử dụng đất huyện sẽ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ươm giống, chăm sóc, thu hái, sản xuất sao chế.
Các chính sách về trồng chè, vận động nhân dân tự nguyện trồng và chuyển đổi sang trồng chè, chăm sóc, thu hái chè búp cung cấp nguyên liệu cho chế biến cũng được huyện chú trọng qua việc ban hành các quy chế, quyết định cụ thể. Chủ trương về trợ giá thu mua chè búp tươi, đầu tư, nâng cấp các xưởng chế biến chè, đảm bảo sao chế, thu mua hết số chè búp tươi của nhân dân cũng được huyện xây dựng.
Trước đây, mỗi lần đi bán, tiêu thụ chè bà con phải thồ bằng ngựa, đi xa hàng chục cây số từ các dải núi cao xuống chợ, rất vất vả, khó khăn. Nhiều khi chè không bán được, chỉ biết đem về nhà sơ chế thủ công theo cách truyền thống để gia đình dùng, nhưng nay cảnh đó không còn nữa. Các điểm thu mua, xưởng chế biến đã được xây dựng ngay gần trung tâm các xã. Hệ thống giao thông đã thuận lợi hơn nên việc đi lại, vận chuyển cũng khá dễ dàng.
Đến thời điểm này, vùng quy hoạch chè thuộc 4 xã phía Bắc của huyện đã có 6 xưởng chế biến lớn, nhỏ đang hoạt động, đặt tại 4 xã trong vùng quy hoạch với tổng công suất chế biến đạt gần 6 tấn búp tươi/ngày, có khả năng chế biến hết 100% sản lượng chè búp tươi các xã nhập về trong từng chu kỳ hái.
Việc xác lập và xây dựng được các điểm chế biến, sao chế chè tại cơ sở, cùng với việc phát triển hệ thống đường giao thông huyết mạch nối các bản với trung tâm xã đã xóa bỏ rào cản về giao thông, đi lại, rút ngắn được thời gian cũng như chi phí vận chuyển cho người dân khi đi hái, nhập chè.
Căn cứ trên tổng số diện tích từng xã có được, ngoài việc xây dựng được khung cước trợ giá thu mua chè cho bà con, ngành nông nghiệp huyện cũng xây dựng thời gian thu mua chè theo từng cụm thôn, bản và lịch trình chế biến ngay tại các xã trong vùng quy hoạch chè.
Trong 6 tháng đầu năm nay, huyện Tủa Chùa đã triển khai trồng mới được 60ha diện tích chè Tuyết Shan tại 4 xã phía bắc (vùng Quy hoạch chuyên canh cây chè), chỉ tiêu mỗi xã trồng mới 15ha đã được các xã hoàn thành 100%, đưa tổng số diện tích chè Tuyết Shan hiện có trên địa bàn huyện lên gần 500ha.
Đánh giá về tính khả thi của chương trình phát triển quy hoạch vùng chuyên canh, ông Đỗ Xuân Phi, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tủa Chùa cho biết thêm huyện thống nhất sẽ dùng cây chè bản địa, nhân giống từ các xã trong vùng quy hoạch để trồng mới. Đây là loại cây bản địa, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao, nếu được chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn, khả năng sống, sinh trưởng là rất cao.
Huyện Tủa Chùa sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển các hợp tác xã mới trên địa bàn các xã vùng chè, hỗ trợ các xã hoạt động có hiệu quả; đồng thời mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty, tổ chức trong và ngoài nước xây dựng thương hiệu, chế biến sản phẩm theo cơ chế sạch và bao tiêu sản phẩm.
Dự án phát triển Quy hoạch vùng chè ở 4 xã phía Bắc của huyện Tủa Chùa đã được manh nha hình thành từ những năm 2000-2001, qua lộ trình thời gian, sau từng bước “thử nghiệm” cùng với các loại cây khác như đậu tương, cây cánh kiến... trên địa bàn, nhận thấy cây chè là loại cây “đa năng, đa lợi ích” nên huyện quyết tâm đưa cây chè vào mục tiêu chính trong định hướng phát triển kinh tế của huyện với lộ trình dài.
Thành công của dự án sẽ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, quan trọng hơn, lợi ích của cây chè được phát huy sẽ ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương, hạn chế được tình trạng di dịch cư trên địa bàn, giúp ổn định chính trị, an ninh trật tự tại miền cao nguyên đá của Tổ quốc./.
Nơi đây, ở những ngọn núi có độ cao trên 1.200m so với mực nước biển thuộc địa bàn 4 xã phía Bắc của huyện là Tả Sìn Thàng, Sính Phình, Tả Phìn và Sín Chải đang lưu giữ một nguồn “vàng xanh” mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng từ hàng trăm năm nay - đó là gần 10.000 cây chè cổ thụ Tuyết Shan.
Tiềm năng sẵn có hàng trăm năm
Từ trung tâm huyện Tủa Chùa, nhằm hướng “cổng trời Tả Phìn” cao gần 2.000m so với mực nước biển, vượt chặng đường trên 50km, qua hàng chục “nương” đá tai mèo ngổn ngang, nằm im lìm hai bên đường, chúng tôi cũng đến được xã Sín Chải. Nếu huyện Tủa Chùa được coi là “tiểu Hà Giang” thứ hai với 3/4 diện tích là núi, đá tai mèo, thì Sín Chải là một “tiểu Trường Sa trên cạn” của Tổ quốc với bạt ngàn "nương" đá tai mèo.
Trong số gần 10.000 cây chè cổ thụ có độ tuổi hàng trăm năm của huyện Tủa Chùa, Sín Chải là xã có được sự ưu ái hơn cả khi sở hữu đến gần 1/3 số lượng nguồn “vàng xanh” này, với gần 2.300 cây, tập trung ở các bản Cáng Tỷ, Sín Chải, Hấu Chua, Mạng Chiền, Sáng Tớ...
Phóng tầm nhìn về những cây chè sừng sững trên núi phía bên hiên trụ sở xã, ông Thào A Vàng, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Sín Chải nói: "Khi chúng tôi lớn lên đã có những cây chè này rồi, cũng chẳng ai biết chính xác độ tuổi của những cây chè này đâu, nhưng cũng phải đến 300-400 năm tuổi.
Cái tên “chè Tuyết” mà người dân ở 12 đội, bản trong xã quen gọi cho cây chè có lẽ bởi cái khí hậu đặc thù cao nguyên đá nơi đây đã tạo nên cho nó. Vào mùa Đông tháng giá lạnh, trên các ngọn núi cao, tuyết rơi phủ khắp cành cây, ngọn cỏ. Lúc này, mọi sinh hoạt của người dân hạn chế hơn, những cây chè tưởng chừng cũng không sống nổi trước cái lạnh thấu xương của núi, của rừng, của mây phủ, trơ cành cây khẳng khiu bám đầy sương, tuyết. Rồi mùa Xuân đến cây chè lại nảy mầm, đâm chồi, đem đến một mùa “vàng xanh” bội thu, mang ấm no về cho dân bản."
Ông Vàng cũng cho biết thêm ở vùng đất mà dân số trên 4.200 nhân khẩu với hơn 660 hộ này, nguồn lương thực của người dân chỉ biết phụ thuộc vào gần 90ha diện tích lúa ruộng, hơn 200ha lúa nương, khoảng 500ha diện tích ngô nương trồng xen đá tai mèo, từ lâu người dân xã Sín Chải đã xem cây chè là cây “cứu đói,” tăng thêm thu nhập cho xã nghèo.
Trong nhiều năm qua, cây chè cổ thụ đã khẳng định được vị thế của mình trong việc tăng thêm thu nhập, phát triển kinh tế của bà con nơi đây. Hộ gia đình nào có ít thì 3-4 cây chè cổ thụ, người nhiều thì có đến hàng chục, cá biệt có hộ sở hữu đến hàng trăm cây. Những cây chè cao hàng chục mét, đường kính lớn, có những thân cây một người lớn ôm không xuể, mỗi năm cho thu hoạch 2-3 lứa, tạo nguồn thu nhập tiền triệu, thậm chí hàng chục triệu đồng cho chủ nhân.
Với xã có tỷ lệ hộ nghèo tới trên 40%, cây chè cổ thụ trên địa bàn là “lá bùa” giúp người dân thoát khỏi cảnh đứt bữa trong những tháng khô hạn, mất mùa, lúc giáp hạt. Năm 2010, tại Sín Chải, sản lượng chè búp tươi toàn xã ước đạt 6-7 tấn mỗi lứa, giá thu mua ổn định ở mức 9.000-10.000 đồng/kg búp tươi.
Phát huy thế mạnh về cây chè trên địa bàn, trên cơ sở định hướng phấn đấu của Đảng bộ huyện Tủa Chùa đối với diện tích chè của vùng quy hoạch, Sín Chải tiếp tục chuyển đổi và tận dụng diện tích đất có khả năng trồng chè để trồng mới 80ha diện tích chè Tuyết Shan. Trong sáu tháng đầu năm nay, xã Sín Chải đã trồng được 15ha theo kế hoạch được giao.
Ông Tô Văn Tuân, Phó trưởng phòng Nông nghiệp huyện Tủa Chùa cho biết không chỉ riêng Sín Chải mà các xã khác gồm Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình cũng sở hữu trên 6.000 cây chè cổ thụ có hàng trăm năm tuổi. So sánh với các loại chè ở các vùng chè nổi tiếng khác thuộc khu vực miền núi phía Bắc của cả nước như chè vùng Tả Sùa ở tỉnh Sơn La, Suối Giàng ở tỉnh Yên Bái, chè Tủa Chùa có chất lượng tương đương, thậm chí còn có hương vị đặc biệt hơn.
Chè Tủa Chùa sống tự nhiên trên các núi đá, được tích tụ sương núi nên hương chè thơm, màu nước chè vàng óng ánh, rất được nước và có vị đắng , ngọt hòa quyện thuần nhất.
Hiện trong số 12 cây chè cổ thụ được Viện chè Việt Nam chọn lọc đánh số để nghiên cứu, Sín Chải có tới 9 cây (mang số 1 đến 5 và 9 đến 12), 3 cây còn lại ở Tả Sìn Thàng (số 6 đến 8). Cây đánh số 12 là cây có quy mô, kích thước lớn nhất, chu vi thân cây 2 người ôm không xuể, mỗi mùa thu hoạch người dân phải nối thang mới trèo lên được.
Đánh thức tiềm năng chè trên vùng cao nguyên đá
Theo ngành nông nghiệp huyện Tủa Chùa, hiện tại tổng diện tích chè trên toàn huyện đạt trên 400ha, trong đó diện tích chè đã cho thu hái là gần 60ha, gồm 30ha diện tích cây chè Tuyết Shan cổ thụ, có hàng trăm năm tuổi, tập trung chủ yếu ở 4 xã phía Bắc của huyện gồm Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình, Sín Chải và gần 30ha chè kinh doanh, nhân giống từ cây chủ cổ thụ trồng mật độ cao.
Để đánh thức tiềm năng, phát huy thế mạnh về cây chè trên địa bàn, Đảng bộ huyện Tủa Chùa đã xây dựng xong chương trình hành động cụ thể nhằm phát triển chè Tuyết Shan trên địa bàn trong giai đoạn 5 năm 2010-2015, nâng tổng số diện tích trồng chè trên toàn huyện lên gần 620ha vào năm 2015; định hướng đến năm 2020 sẽ xây dựng nên vùng Quy hoạch chuyên canh cây chè ở 4 xã phía Bắc là Tả Sìn Thàng, Tả Phìn, Sính Phình và Sín Chải.
Đồng thời, huyện sẽ đưa thương hiệu “chè Tủa Chùa” vươn xa trên thị trường nội và ngoại tỉnh. Với mục tiêu này, mỗi năm huyện Tủa Chùa tăng sản lượng bình quân 3-5 tấn búp khô, đến giai đoạn 2014-2015 đạt 30 tấn chè búp khô/năm.
Ông Đỗ Xuân Phi, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tủa Chùa cho biết xác định đẩy mạnh việc phát triển cây chè Tuyết Shan trên cơ sở đảm bảo tính ổn định, bền vững và gắn với quy hoạch sử dụng đất huyện sẽ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào ươm giống, chăm sóc, thu hái, sản xuất sao chế.
Các chính sách về trồng chè, vận động nhân dân tự nguyện trồng và chuyển đổi sang trồng chè, chăm sóc, thu hái chè búp cung cấp nguyên liệu cho chế biến cũng được huyện chú trọng qua việc ban hành các quy chế, quyết định cụ thể. Chủ trương về trợ giá thu mua chè búp tươi, đầu tư, nâng cấp các xưởng chế biến chè, đảm bảo sao chế, thu mua hết số chè búp tươi của nhân dân cũng được huyện xây dựng.
Trước đây, mỗi lần đi bán, tiêu thụ chè bà con phải thồ bằng ngựa, đi xa hàng chục cây số từ các dải núi cao xuống chợ, rất vất vả, khó khăn. Nhiều khi chè không bán được, chỉ biết đem về nhà sơ chế thủ công theo cách truyền thống để gia đình dùng, nhưng nay cảnh đó không còn nữa. Các điểm thu mua, xưởng chế biến đã được xây dựng ngay gần trung tâm các xã. Hệ thống giao thông đã thuận lợi hơn nên việc đi lại, vận chuyển cũng khá dễ dàng.
Đến thời điểm này, vùng quy hoạch chè thuộc 4 xã phía Bắc của huyện đã có 6 xưởng chế biến lớn, nhỏ đang hoạt động, đặt tại 4 xã trong vùng quy hoạch với tổng công suất chế biến đạt gần 6 tấn búp tươi/ngày, có khả năng chế biến hết 100% sản lượng chè búp tươi các xã nhập về trong từng chu kỳ hái.
Việc xác lập và xây dựng được các điểm chế biến, sao chế chè tại cơ sở, cùng với việc phát triển hệ thống đường giao thông huyết mạch nối các bản với trung tâm xã đã xóa bỏ rào cản về giao thông, đi lại, rút ngắn được thời gian cũng như chi phí vận chuyển cho người dân khi đi hái, nhập chè.
Căn cứ trên tổng số diện tích từng xã có được, ngoài việc xây dựng được khung cước trợ giá thu mua chè cho bà con, ngành nông nghiệp huyện cũng xây dựng thời gian thu mua chè theo từng cụm thôn, bản và lịch trình chế biến ngay tại các xã trong vùng quy hoạch chè.
Trong 6 tháng đầu năm nay, huyện Tủa Chùa đã triển khai trồng mới được 60ha diện tích chè Tuyết Shan tại 4 xã phía bắc (vùng Quy hoạch chuyên canh cây chè), chỉ tiêu mỗi xã trồng mới 15ha đã được các xã hoàn thành 100%, đưa tổng số diện tích chè Tuyết Shan hiện có trên địa bàn huyện lên gần 500ha.
Đánh giá về tính khả thi của chương trình phát triển quy hoạch vùng chuyên canh, ông Đỗ Xuân Phi, Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tủa Chùa cho biết thêm huyện thống nhất sẽ dùng cây chè bản địa, nhân giống từ các xã trong vùng quy hoạch để trồng mới. Đây là loại cây bản địa, phù hợp với khí hậu và thổ nhưỡng vùng cao, nếu được chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn, khả năng sống, sinh trưởng là rất cao.
Huyện Tủa Chùa sẽ tiếp tục xây dựng và phát triển các hợp tác xã mới trên địa bàn các xã vùng chè, hỗ trợ các xã hoạt động có hiệu quả; đồng thời mở rộng liên doanh, liên kết với các công ty, tổ chức trong và ngoài nước xây dựng thương hiệu, chế biến sản phẩm theo cơ chế sạch và bao tiêu sản phẩm.
Dự án phát triển Quy hoạch vùng chè ở 4 xã phía Bắc của huyện Tủa Chùa đã được manh nha hình thành từ những năm 2000-2001, qua lộ trình thời gian, sau từng bước “thử nghiệm” cùng với các loại cây khác như đậu tương, cây cánh kiến... trên địa bàn, nhận thấy cây chè là loại cây “đa năng, đa lợi ích” nên huyện quyết tâm đưa cây chè vào mục tiêu chính trong định hướng phát triển kinh tế của huyện với lộ trình dài.
Thành công của dự án sẽ tạo đà phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, quan trọng hơn, lợi ích của cây chè được phát huy sẽ ngăn chặn tình trạng phá rừng làm nương, hạn chế được tình trạng di dịch cư trên địa bàn, giúp ổn định chính trị, an ninh trật tự tại miền cao nguyên đá của Tổ quốc./.
Xuân Tiến (TTXVN/Vietnam+)