Ngày 21/11, tại Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam phối hợp với Tổng cục Du lịch, Cục di sản (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch) và Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức tọa đàm khoa học “Bảo tàng với du lịch di sản” thu hút 70 công ty dịch vụ lữ hành du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Các đại biểu đã trao đổi và đánh giá về thực trạng các hoạt động phục vụ du khách tại các bảo tàng như: công tác trưng bày, đón tiếp, hướng dẫn, truyền thông và các hoạt động dịch vụ khác. Đồng thời, xác định những định hướng giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các bảo tàng, di tích với hoạt động du lịch vì mục tiêu phát triển bền vững.
Theo các đại biểu, giải pháp về nâng cấp, chỉnh lý hệ thống trưng bày của bảo tàng; bổ sung đào tạo chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên bảo tàng và đội ngũ cán bộ phục vụ du khách và tăng cường sự phối hợp giữa bảo tàng với các công ty du lịch nhằm xây dựng những chương trình du lịch di sản phù hợp với nhu cầu khách tham quan chính là giải pháp đột phá để giúp bảo tàng hút khách.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết: Xu hướng du lịch văn hóa, sinh thái đang được phát triển mạng mẽ. Du lịch văn hóa được kế nối với di sản văn hóa bởi sự hòa quện của văn hóa, con người và cộng đồng. Sự kết nối đó có thể coi là duy nhất và đặc biệt để khai thác nguồn tài nguyên du lịch; trong đó, hệ thống bảo tàng, di tích – nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đóng vai trò quan trọng bởi hệ thống bảo tàng cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách thì sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.
"Với việc nâng cao hiểu biết về những yếu tố hoàn toàn mới lạ và độc đáo, khách du lịch sẽ thích đi đến các bảo tàng, di tích nhiều hơn vì ở đó họ có thể tìm hiểu, trải nghiệm về lịch sử, văn hóa truyền thống của một địa phương, quốc gia mà họ đặt chân tới," tiến sỹ Nguyễn Văn Cường cho biết thêm.
Hiện nay, hệ thống tàng của Việt Nam đang phát triển mạnh với 134 bảo tàng cấp quốc gia và cấp tỉnh và hơn 3.000 di tích.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng khách du lịch đến Việt Nam tham quan bảo tàng chưa nhiều; bảo tàng chưa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc của du khách và chưa đóng vai trò là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các công ty du lịch, lữ hành. Vì vậy, việc đổi mới diện mạo cả về nội dung, hình thức cũng như các phương thức phục vụ du khách của hệ thống bảo tàng, di tích trên cả nước trở nên cấp thiết để thể đánh thức tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng, di tích hiện đang lưu giữ./.
Các đại biểu đã trao đổi và đánh giá về thực trạng các hoạt động phục vụ du khách tại các bảo tàng như: công tác trưng bày, đón tiếp, hướng dẫn, truyền thông và các hoạt động dịch vụ khác. Đồng thời, xác định những định hướng giải pháp phù hợp nhằm tăng cường sự liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các bảo tàng, di tích với hoạt động du lịch vì mục tiêu phát triển bền vững.
Theo các đại biểu, giải pháp về nâng cấp, chỉnh lý hệ thống trưng bày của bảo tàng; bổ sung đào tạo chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên bảo tàng và đội ngũ cán bộ phục vụ du khách và tăng cường sự phối hợp giữa bảo tàng với các công ty du lịch nhằm xây dựng những chương trình du lịch di sản phù hợp với nhu cầu khách tham quan chính là giải pháp đột phá để giúp bảo tàng hút khách.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, cho biết: Xu hướng du lịch văn hóa, sinh thái đang được phát triển mạng mẽ. Du lịch văn hóa được kế nối với di sản văn hóa bởi sự hòa quện của văn hóa, con người và cộng đồng. Sự kết nối đó có thể coi là duy nhất và đặc biệt để khai thác nguồn tài nguyên du lịch; trong đó, hệ thống bảo tàng, di tích – nơi lưu giữ những di sản văn hóa vô giá, đóng vai trò quan trọng bởi hệ thống bảo tàng cũng là điểm du lịch văn hóa, du lịch di sản. Nếu biết khai thác, phát huy một cách khoa học và đúng cách thì sẽ tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng, hấp dẫn.
"Với việc nâng cao hiểu biết về những yếu tố hoàn toàn mới lạ và độc đáo, khách du lịch sẽ thích đi đến các bảo tàng, di tích nhiều hơn vì ở đó họ có thể tìm hiểu, trải nghiệm về lịch sử, văn hóa truyền thống của một địa phương, quốc gia mà họ đặt chân tới," tiến sỹ Nguyễn Văn Cường cho biết thêm.
Hiện nay, hệ thống tàng của Việt Nam đang phát triển mạnh với 134 bảo tàng cấp quốc gia và cấp tỉnh và hơn 3.000 di tích.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy số lượng khách du lịch đến Việt Nam tham quan bảo tàng chưa nhiều; bảo tàng chưa trở thành điểm đến, điểm dừng chân quen thuộc của du khách và chưa đóng vai trò là địa chỉ quan trọng trong hệ thống tour của các công ty du lịch, lữ hành. Vì vậy, việc đổi mới diện mạo cả về nội dung, hình thức cũng như các phương thức phục vụ du khách của hệ thống bảo tàng, di tích trên cả nước trở nên cấp thiết để thể đánh thức tiềm năng vốn có của kho tàng di sản mà các bảo tàng, di tích hiện đang lưu giữ./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)