Ngày 16/9, tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu đã phối hợp tổ chức lễ bàn giao và tiếp nhận phiên bản bia Lê Lợi ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Đây là món quà của đồng bào các dân tộc Lai Châu tặng đồng bào các dân tộc Thanh Hóa nhân lễ kỷ niệm 578 năm ngày mất của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - Thái Tổ Cao Hoàng Đế.
Phiên bản bia Lê Lợi được làm bằng đá gốc nơi bia cũ trên đỉnh Pú Huổi Chõ (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, Lai Châu).
Văn bia được viết bằng chữ Hán gồm 132 chữ, tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,2m x 0,8m. Bia Lê Lợi ở Sìn Hồ là bút tích của Thái Tổ Cao Hoàng Đế ở nơi xa nhất của Tổ quốc.
Trong đó có 3 câu thơ: "Núi sông ta vào một bản đồ/ Khắc trên đá núi bài thơ/ Miền Tây nước Việt muôn thu vững vàng"... đã giúp chúng ta hiểu thêm công lao của vua Lê Thái Tổ về tư tưởng khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững biên cương, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của người anh hùng đất Lam Sơn - Thanh Hóa.
Ngự bút của Thái Tổ Cao Hoàng Đế còn là một minh chứng, một tư liệu lịch sử vô cùng quý giá, là tác phẩm văn học giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học thế kỷ XV của nước nhà.
Lịch sử kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XV, Tù trưởng Đèo Cát Hãn cai quản vùng đất Châu Ninh Viễn (thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay) có ý đồ câu kết với giặc Minh âm mưu chia cắt vùng đất Tây Bắc tổ quốc và lệ thuộc vào nhà Minh. Trước âm mưu phản loạn của Đèo Cát Hãn, năm 1431, vua Lê Thái Tổ đã cầm quân đi dọc sông Đà dẹp tan âm mưu của kẻ thù. Thắng trận trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc lên vách đá bài văn bia nói trên ở ngọn núi Pu Huổi Chõ vừa để răn đe ngoại bang không được xâm lấn bờ cõi nước Nam và những kẻ làm loạn nơi phên dậu Tổ quốc vừa khẳng định chủ quyền của quốc gia Đại Việt.
Bia Lê Lợi ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1981. Bia Lê Lợi được làm thành 3 phiên bản, 1 bản được tỉnh Lai Châu đặt tại Đền thờ Lê Lợi, một bản tặng di tích Tượng đài Lê Thái Tổ tại Hà Nội và 1 bản tặng tỉnh Thanh Hóa.
Phiên bản bia Lê Lợi được đặt long trọng ngay trong khuôn viên Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh - huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa)./.
Đây là món quà của đồng bào các dân tộc Lai Châu tặng đồng bào các dân tộc Thanh Hóa nhân lễ kỷ niệm 578 năm ngày mất của người anh hùng dân tộc Lê Lợi - Thái Tổ Cao Hoàng Đế.
Phiên bản bia Lê Lợi được làm bằng đá gốc nơi bia cũ trên đỉnh Pú Huổi Chõ (nay thuộc xã Lê Lợi, huyện Sìn Hồ, Lai Châu).
Văn bia được viết bằng chữ Hán gồm 132 chữ, tạc trong khuôn khổ hình chữ nhật có kích thước 1,2m x 0,8m. Bia Lê Lợi ở Sìn Hồ là bút tích của Thái Tổ Cao Hoàng Đế ở nơi xa nhất của Tổ quốc.
Trong đó có 3 câu thơ: "Núi sông ta vào một bản đồ/ Khắc trên đá núi bài thơ/ Miền Tây nước Việt muôn thu vững vàng"... đã giúp chúng ta hiểu thêm công lao của vua Lê Thái Tổ về tư tưởng khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững biên cương, giữ vững độc lập dân tộc, thống nhất đất nước của người anh hùng đất Lam Sơn - Thanh Hóa.
Ngự bút của Thái Tổ Cao Hoàng Đế còn là một minh chứng, một tư liệu lịch sử vô cùng quý giá, là tác phẩm văn học giá trị, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học thế kỷ XV của nước nhà.
Lịch sử kể lại rằng, vào đầu thế kỷ XV, Tù trưởng Đèo Cát Hãn cai quản vùng đất Châu Ninh Viễn (thuộc tỉnh Lai Châu ngày nay) có ý đồ câu kết với giặc Minh âm mưu chia cắt vùng đất Tây Bắc tổ quốc và lệ thuộc vào nhà Minh. Trước âm mưu phản loạn của Đèo Cát Hãn, năm 1431, vua Lê Thái Tổ đã cầm quân đi dọc sông Đà dẹp tan âm mưu của kẻ thù. Thắng trận trở về, vua Lê Thái Tổ đã cho khắc lên vách đá bài văn bia nói trên ở ngọn núi Pu Huổi Chõ vừa để răn đe ngoại bang không được xâm lấn bờ cõi nước Nam và những kẻ làm loạn nơi phên dậu Tổ quốc vừa khẳng định chủ quyền của quốc gia Đại Việt.
Bia Lê Lợi ở huyện Sìn Hồ (Lai Châu) được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1981. Bia Lê Lợi được làm thành 3 phiên bản, 1 bản được tỉnh Lai Châu đặt tại Đền thờ Lê Lợi, một bản tặng di tích Tượng đài Lê Thái Tổ tại Hà Nội và 1 bản tặng tỉnh Thanh Hóa.
Phiên bản bia Lê Lợi được đặt long trọng ngay trong khuôn viên Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Lam Kinh - huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa)./.
Hoa Mai (TTXVN/Vietnam+)