Databricks ra mắt mã nguồn mở chatbot cạnh tranh với ChatGPT

Bộ mã nguồn mở mới về cơ bản là một mô hình trí thông minh nhân tạo (AI) - một thuật toán được lập trình và “huấn luyện” dựa trên các tập dữ liệu - mà ai cũng có thể sử dụng để xây dựng AI của họ.
Databricks ra mắt mã nguồn mở chatbot cạnh tranh với ChatGPT ảnh 1Mã nguồn mở chatbot của Databricks sẽ cạnh tranh ảnh hưởng với ChatGPT. (Nguồn: Reuters)

Ngày 24/3, công ty khởi nghiệp về phần mềm Databricks, có trụ sở chính tại San Francisco, Mỹ, đã ra mắt bộ mã nguồn mở, sẽ cho phép các công ty khác sử dụng và tạo ra những chatbot với khả năng sánh ngang ChatGPT của OpenAi.

Bộ mã nguồn mở mới về cơ bản là một mô hình trí thông minh nhân tạo (AI) - một thuật toán được lập trình và “huấn luyện” dựa trên các tập dữ liệu, sau đó nó có thể “học hỏi” từ những dữ liệu mới để thực hiện nhiều tác vụ khác nhau.

Giám đốc điều hành (CEO) của Databricks là Ali Ghodsi nói rằng việc tung mã nguồn mở nhằm mang tới một giải pháp thay thế trong việc huấn luyện một dạng mô hình AI được gọi là mô hình ngôn ngữ lớn, với nguồn tài nguyên và khả năng tính toán vượt trội.

Mô hình ngôn ngữ lớn là nền tảng cho sự thành công của ChatGPT. Công ty mẹ OpenAI, trị giá 39 tỷ USD, đã huấn luyện ChatGPT và các AI khác của họ dựa vào kho dữ liệu khổng lồ đặt trên một siêu máy tính của nhà đầu tư Microsoft.

Giám đốc điều hành của OpenAI từng chia sẻ rằng chi phí điện toán của mô hình này khiến người ta muốn “phát khóc” khi nhìn thấy. Công ty OpenAI tính phí các doanh nghiệp muốn truy cập vào dịch vụ AI của họ và dự kiến sẽ có doanh thu lên đến 1 tỷ USD vào năm 2024.

Tuy nhiên nỗ lực của Databricks cũng đi kèm với nhược điểm. Ghodsi nói với hãng tin Reuters rằng trong khi chatbot mã nguồn mở có thể trình diễn các khả năng ấn tượng trong những nhiệm vụ như soạn thảo vài biết trên blog, công ty hiện vẫn chưa thể cung cấp các điểm số kiểm tra (test) để cho thấy con bot của họ có năng lực ngang bằng với ChatGPT.

Databricks hiện có doanh thu chính trong mảng bán phần mềm phân tích và khai thác dữ liệu đám mây cho các doanh nghiệp. Năm ngoái công ty đã vượt mốc doanh thu hơn 1 tỷ USD mỗi năm.

Databricks muốn các doanh nghiệp tự huấn luyện mô hình AI của riêng họ nhờ vào mã nguồn mở của công ty. Ghodsi nói rằng các nhà nghiên cứu của công ty đã sử dụng một mô hình AI hai năm tuổi được cung cấp miễn phí, sau đó huấn luyện nó với một lượng dữ liệu nhỏ trong 3 giờ trên một chiếc máy tính duy nhất.

 “Trong tương lại mọi người đều có thể tự tạo ra các mẫu AI của riêng mình. Chính họ cũng có thể lập trình cho chúng, thậm chí còn tốt hơn so với các công ty,” Ghodsi cho biết, “Qua cách này, họ cũng không nhất thiết phải chia sẻ dữ liệu với bất kì ai khác.”

Động thái của Databricks diễn ra vào thời điểm các công ty khời nghiệp đang kêu gọi và bỏ ra hàng triệu USD tiền vốn để huấn luyện nhiều mô hình trí thông minh nhân tạo của họ. Trong khi đó, những ông lớn trong ngành công nghệ như Google hay Meta thì lại gấp rút thu nhỏ chi phí và quy mô phát triển các mô hình AI, để tập trung hơn vào việc cải thiện độ chính xác của chúng.

“Tôi tin rằng, cuối cùng các bạn sẽ làm cho những mô hình AI này ngày càng nhỏ hơn nửa và chúng sẽ là các nguồn mở miễn phí” Ghodshi cho hay, "Ai rồi cũng sẽ được sở hữu chúng”./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục