Trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng Tư, giá dầu trên thị trường New York đã leo lên mức cao nhất 17 tháng qua trước những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang hồi phục chắc chắn, nhân tố đảm bảo cho nhu cầu tiêu thụ năng lượng sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Đóng cửa phiên 1/4 trên sàn giao dịch New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 5/2010 tăng hơn 1 USD lên 84,87 USD/thùng, sau khi được giao dịch với mức đỉnh trên 85 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 9/10/2008, trong gần như suốt cả phiên.
Giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn đã có lúc trong phiên cũng đạt mức cao kỷ lục 84,04 USD/thùng, trước khi chốt ở mức giá đóng cửa là 83,96 USD/thùng, tăng 1,26 USD/thùng so với phiên hôm trước.
Theo các nhà phân tích, các số liệu kinh tế mới nhất được công bố trên toàn cầu cho thấy triển vọng khá sáng sủa của kinh tế thế giới, tạo tâm lý phấn khởi cho các nhà đầu tư và thổi một luồng không khí tích cực lên các thị trường hàng hóa, trong đó có thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, trước đó, trong cùng phiên 1/4 trên các thị trường châu Á, giá dầu đã có lúc tụt khỏi mức giá đóng cửa cao nhất trong gần 18 tháng qua do các nhà đầu tư ồ ạt bán ra vào ngay trước dịp nghỉ lễ Phục sinh.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore phiên 1/4, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 5/2010 đã có lúc giảm 30 xu xuống 83,46 USD/thùng, sau khi đã đạt tới mức giá 83,76 USD/thùng vào lúc đóng của phiên ngày 31/3 hôm trước - mức giá cao nhất kể từ tháng 10/2008 đến nay.
Giá dầu Brent Biển Bắc cũng có lúc bị giảm 26 xu xuống 82,44 USD/thùng.
Giám đốc nghiên cứu thị trường Keichi Sano tại Công ty chứng khoán SCM Securities ở Tokyo cho rằng sự giảm giá trong phiên này tại châu Á chủ yếu là do việc các quỹ đầu cơ tranh thủ bán ra vì dịp nghỉ lễ Phục sinh năm nay nối tiếp luôn với hai ngày nghỉ cuối tuần.
Theo ông Sano, giá dầu chỉ giảm nhẹ do thị trường vẫn kỳ vọng tăng giá. Hơn nữa, kinh tế toàn cầu cũng đang tốt dần lên và nhu cầu thực tế cũng đang mạnh hơn dự báo.
Sau hai năm biến động cực kỳ thất thường, giá dầu hiện đã tương đối ổn định ở mức mà các nước thành viên Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tương đối hài lòng là 70-80 USD/thùng.
Riêng trong quý 1/2009 vừa qua, giá dầu được giao dịch từ mức đỉnh 83,95 USD/thùng trong tháng Một, xuống đến mức thấp nhất 69,50 USD/thùng trong tháng Hai, với biên độ dao động chưa tới 15 USD/thùng.
Nhìn chung, các thị trường hàng hóa hiện vẫn rất thận trọng và đang theo dõi sát từng biến động về kinh tế./.
Đóng cửa phiên 1/4 trên sàn giao dịch New York, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 5/2010 tăng hơn 1 USD lên 84,87 USD/thùng, sau khi được giao dịch với mức đỉnh trên 85 USD/thùng - mức cao nhất kể từ ngày 9/10/2008, trong gần như suốt cả phiên.
Giá dầu Brent Biển Bắc cùng kỳ hạn đã có lúc trong phiên cũng đạt mức cao kỷ lục 84,04 USD/thùng, trước khi chốt ở mức giá đóng cửa là 83,96 USD/thùng, tăng 1,26 USD/thùng so với phiên hôm trước.
Theo các nhà phân tích, các số liệu kinh tế mới nhất được công bố trên toàn cầu cho thấy triển vọng khá sáng sủa của kinh tế thế giới, tạo tâm lý phấn khởi cho các nhà đầu tư và thổi một luồng không khí tích cực lên các thị trường hàng hóa, trong đó có thị trường dầu mỏ.
Tuy nhiên, trước đó, trong cùng phiên 1/4 trên các thị trường châu Á, giá dầu đã có lúc tụt khỏi mức giá đóng cửa cao nhất trong gần 18 tháng qua do các nhà đầu tư ồ ạt bán ra vào ngay trước dịp nghỉ lễ Phục sinh.
Trên sàn giao dịch điện tử Singapore phiên 1/4, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ kỳ hạn tháng 5/2010 đã có lúc giảm 30 xu xuống 83,46 USD/thùng, sau khi đã đạt tới mức giá 83,76 USD/thùng vào lúc đóng của phiên ngày 31/3 hôm trước - mức giá cao nhất kể từ tháng 10/2008 đến nay.
Giá dầu Brent Biển Bắc cũng có lúc bị giảm 26 xu xuống 82,44 USD/thùng.
Giám đốc nghiên cứu thị trường Keichi Sano tại Công ty chứng khoán SCM Securities ở Tokyo cho rằng sự giảm giá trong phiên này tại châu Á chủ yếu là do việc các quỹ đầu cơ tranh thủ bán ra vì dịp nghỉ lễ Phục sinh năm nay nối tiếp luôn với hai ngày nghỉ cuối tuần.
Theo ông Sano, giá dầu chỉ giảm nhẹ do thị trường vẫn kỳ vọng tăng giá. Hơn nữa, kinh tế toàn cầu cũng đang tốt dần lên và nhu cầu thực tế cũng đang mạnh hơn dự báo.
Sau hai năm biến động cực kỳ thất thường, giá dầu hiện đã tương đối ổn định ở mức mà các nước thành viên Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tương đối hài lòng là 70-80 USD/thùng.
Riêng trong quý 1/2009 vừa qua, giá dầu được giao dịch từ mức đỉnh 83,95 USD/thùng trong tháng Một, xuống đến mức thấp nhất 69,50 USD/thùng trong tháng Hai, với biên độ dao động chưa tới 15 USD/thùng.
Nhìn chung, các thị trường hàng hóa hiện vẫn rất thận trọng và đang theo dõi sát từng biến động về kinh tế./.
Thùy Chi (Vietnam+)