Tại phiên họp chiều 13/1 Đại hội XI của Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh trình bày tham luận về vấn đề Đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức, đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững.
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
…Một trong những điểm nhấn đặc biệt quan trọng được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 là việc khẳng định Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là thay đổi một trong các yếu tố rất cơ bản đã giúp công cuộc đổi mới đạt được những thành công to lớn về kinh tế trong 25 năm qua.
Đó thực sự là tư duy cách mạng, dám nhìn thẳng vào sự thực, nghiêm túc phê phán, nắm bắt được xu thế và yêu cầu phát triển để tự đổi mới của Đảng. Tôi nhận thấy trong sự khẳng định đó triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước ta trong giai đoạn tới. Tôi đọc thấy trong quyết tâm đó bản lĩnh cách mạng, năng lực lãnh đạo to lớn và sức chiến đấu mạnh mẽ của Đảng ta.
Chúng ta có đủ căn cứ để nhận định như vậy. Một là việc thay đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế thời đại, với trào lưu phát triển của thế giới mà Việt Nam đã hội nhập sâu và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hai là sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu nội tại cấp bách của chính nước ta, khi mà động lực và nguyên lý hoạt động của mô hình tăng trưởng đã từng mang lại thành công nay không còn đủ khả năng bảo đảm cho chúng ta giải quyết thành công các nhiệm vụ phát triển đầy khó khăn của giai đoạn mới; khi mà sự cạnh tranh trong toàn cầu hoá ngày càng khốc liệt hơn.
… Tại Đại hội XI này, sự phân tích khách quan, thẳng thắn thực tiễn phát triển của đất nước, cho phép chúng ta nhận thấy rõ bên cạnh việc mang lại những thành công nổi bật, mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang áp dụng đã bộc lộ những bất cập, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới khi bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước đã thay đổi sâu sắc.
Tiếp tục mô hình đó, đất nước ta sẽ phải trả giá đắt về môi trường, phải hy sinh các cơ sở tăng trưởng dài hạn, nghĩa là dành lại phần rủi ro cho các thế hệ tương lai, cho con cháu chúng ta. Và nguy hiểm hơn, sự tiếp tục đó không cho phép Việt Nam thành công trong cạnh tranh và hội nhập vào mạng lưới phát triển toàn cầu, đẩy nền kinh tế tụt hậu và tụt hậu xã hơn.
Vì những lý do đó, tôi bày tỏ sự tán thành tuyệt đối việc Chiến lược khẳng định vị trí số một của quan điểm phát triển bền vững, coi đây là yêu cầu, là trục xuyên suốt toàn bộ Chiến lược. Sự khẳng định này nhất quán với định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Trong tầm nhìn dài hạn, phù hợp với xu hướng thời đại và các cam kết quốc tế, việc thay đổi mô hình tăng trưởng để thực hiện quan điểm phát triển bền vững, như các luận điểm Cương lĩnh và Chiến lược cho thấy, dựa chủ yếu vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng công nghệ hiện đại. Đây chính là định hướng phát triển kinh tế tri thức.
Thực tiễn phát triển của chính nước ta trong những năm vừa qua đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng Việt Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức, một đường lối táo bạo và đầy tính sáng tạo. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin-viễn thông, việc chế tạo thành công các sản phẩm nanô, những thành tựu trong công nghệ sinh học cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học… cho thấy nếu mạnh dạn, có quyết tâm và nghiêm túc bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Niềm tin đó sẽ được củng cố thêm khi bên cạnh chúng ta có những kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức thành công của Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore và gần kề ta nhất, Trung Quốc. Niềm tin còn trở nên mạnh mẽ gấp bội nếu chúng ta ý thức đầy đủ hơn về lợi thế to lớn của một nước đi sau mà Việt Nam đang sở hữu.
Vấn đề thực tiễn đặt ra là trong khung khổ chiến lược chung, cần phải có những giải pháp chiến lược gì để Việt Nam phát triển nền kinh tế tri thức một cách hiệu quả? Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp vào việc khởi động triển khai nhiệm vụ chiến lược quan trọng bậc nhất này.
Thứ nhất, khẩn trương xây dựng một Chương trình phát triển kinh tế tri thức mang tầm cỡ chiến lược quốc gia, coi đây là “trục” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, tập trung ưu tiên xây dựng hai Trung tâm Quốc gia về Công nghệ cao ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh, coi đây là mẫu hình, là đầu tàu phát triển khoa học- công nghệ- cộng nghiệp của cả nước.
Thứ ba, phát triển các Khu công nghiệp-công nghệ cao cấp vùng, với hạt nhân là các Vườn ươm công nghệ-Vườn ươm doanh nghiệp hiện đại, thay thế các Khu Công nghiệp kiểu cũ, đang tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí cản trở sự phát triển.
Thứ tư, coi trọng nguyên tắc phát triển khoa học công nghệ với sự dẫn dắt, hỗ trợ của thị trường-doanh nghiệp, được khuyến khích, nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh thị trường lành mạnh. Đặc biệt chú trọng phát triển thị trường công nghệ, coi đây là sức kích thích quan trọng nhất của nền khoa học.
Thứ năm, Nhà nước thực sự đóng vai trò bà đỡ, tạo khung khổ pháp lý và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học-công nghệ và cho hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu-triển khai.
Thứ sáu, thực hiện một chiến lược phát triển khoa học có lộ trình phù hợp với năng lực nội sinh và có khả năng tranh thủ các thành tựu của thế giới. Trong giai đoạn đầu tiên, chiến lược đó cần dành sự ưu tiên cho việc khuyến khích hoạt động tiếp nhận, học hỏi và ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ của thế giới; trên nền tảng đó, tạo ra và làm mạnh lên năng lực nghiên cứu nội sinh, từ đó, xây dựng nền khoa học-công nghệ mạnh của Việt Nam, sánh vai với thế giới.
Thứ bảy, thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia, có tiềm lực khoa học-công nghệ và tài chính mạnh đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích họ xây dựng các trung tâm nghiên cứu- phát triển, tạo kênh để từ đó, tri thức công nghệ lan tỏa rộng rãi ra toàn bộ nền kinh tế./.
VietnamPlus xin trích giới thiệu bài tham luận trên.
…Một trong những điểm nhấn đặc biệt quan trọng được nêu trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 là việc khẳng định Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng, từ chiều rộng sang chiều sâu, tức là thay đổi một trong các yếu tố rất cơ bản đã giúp công cuộc đổi mới đạt được những thành công to lớn về kinh tế trong 25 năm qua.
Đó thực sự là tư duy cách mạng, dám nhìn thẳng vào sự thực, nghiêm túc phê phán, nắm bắt được xu thế và yêu cầu phát triển để tự đổi mới của Đảng. Tôi nhận thấy trong sự khẳng định đó triển vọng phát triển tốt đẹp của đất nước ta trong giai đoạn tới. Tôi đọc thấy trong quyết tâm đó bản lĩnh cách mạng, năng lực lãnh đạo to lớn và sức chiến đấu mạnh mẽ của Đảng ta.
Chúng ta có đủ căn cứ để nhận định như vậy. Một là việc thay đổi mô hình tăng trưởng phù hợp với xu thế thời đại, với trào lưu phát triển của thế giới mà Việt Nam đã hội nhập sâu và trở thành một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Hai là sự thay đổi đó xuất phát từ nhu cầu nội tại cấp bách của chính nước ta, khi mà động lực và nguyên lý hoạt động của mô hình tăng trưởng đã từng mang lại thành công nay không còn đủ khả năng bảo đảm cho chúng ta giải quyết thành công các nhiệm vụ phát triển đầy khó khăn của giai đoạn mới; khi mà sự cạnh tranh trong toàn cầu hoá ngày càng khốc liệt hơn.
… Tại Đại hội XI này, sự phân tích khách quan, thẳng thắn thực tiễn phát triển của đất nước, cho phép chúng ta nhận thấy rõ bên cạnh việc mang lại những thành công nổi bật, mô hình tăng trưởng kinh tế mà chúng ta đang áp dụng đã bộc lộ những bất cập, không đáp ứng được những yêu cầu phát triển mới khi bối cảnh quốc tế và điều kiện trong nước đã thay đổi sâu sắc.
Tiếp tục mô hình đó, đất nước ta sẽ phải trả giá đắt về môi trường, phải hy sinh các cơ sở tăng trưởng dài hạn, nghĩa là dành lại phần rủi ro cho các thế hệ tương lai, cho con cháu chúng ta. Và nguy hiểm hơn, sự tiếp tục đó không cho phép Việt Nam thành công trong cạnh tranh và hội nhập vào mạng lưới phát triển toàn cầu, đẩy nền kinh tế tụt hậu và tụt hậu xã hơn.
Vì những lý do đó, tôi bày tỏ sự tán thành tuyệt đối việc Chiến lược khẳng định vị trí số một của quan điểm phát triển bền vững, coi đây là yêu cầu, là trục xuyên suốt toàn bộ Chiến lược. Sự khẳng định này nhất quán với định hướng thay đổi mô hình tăng trưởng trong giai đoạn tới.
Trong tầm nhìn dài hạn, phù hợp với xu hướng thời đại và các cam kết quốc tế, việc thay đổi mô hình tăng trưởng để thực hiện quan điểm phát triển bền vững, như các luận điểm Cương lĩnh và Chiến lược cho thấy, dựa chủ yếu vào việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và áp dụng công nghệ hiện đại. Đây chính là định hướng phát triển kinh tế tri thức.
Thực tiễn phát triển của chính nước ta trong những năm vừa qua đã chứng tỏ một cách thuyết phục rằng Việt Nam có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thành công đường lối phát triển kinh tế tri thức, một đường lối táo bạo và đầy tính sáng tạo. Kinh nghiệm phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin-viễn thông, việc chế tạo thành công các sản phẩm nanô, những thành tựu trong công nghệ sinh học cùng với năng lực sáng tạo trong toán học, vật lý học… cho thấy nếu mạnh dạn, có quyết tâm và nghiêm túc bước vào quỹ đạo phát triển hiện đại, chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Niềm tin đó sẽ được củng cố thêm khi bên cạnh chúng ta có những kinh nghiệm phát triển kinh tế tri thức thành công của Nhật bản, Hàn Quốc, Singapore và gần kề ta nhất, Trung Quốc. Niềm tin còn trở nên mạnh mẽ gấp bội nếu chúng ta ý thức đầy đủ hơn về lợi thế to lớn của một nước đi sau mà Việt Nam đang sở hữu.
Vấn đề thực tiễn đặt ra là trong khung khổ chiến lược chung, cần phải có những giải pháp chiến lược gì để Việt Nam phát triển nền kinh tế tri thức một cách hiệu quả? Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp vào việc khởi động triển khai nhiệm vụ chiến lược quan trọng bậc nhất này.
Thứ nhất, khẩn trương xây dựng một Chương trình phát triển kinh tế tri thức mang tầm cỡ chiến lược quốc gia, coi đây là “trục” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đưa nước ta trở thành nước công nghiệp hiện đại.
Thứ hai, tập trung ưu tiên xây dựng hai Trung tâm Quốc gia về Công nghệ cao ở Hà Nội và ở Thành phố Hồ Chí Minh, coi đây là mẫu hình, là đầu tàu phát triển khoa học- công nghệ- cộng nghiệp của cả nước.
Thứ ba, phát triển các Khu công nghiệp-công nghệ cao cấp vùng, với hạt nhân là các Vườn ươm công nghệ-Vườn ươm doanh nghiệp hiện đại, thay thế các Khu Công nghiệp kiểu cũ, đang tỏ ra kém hiệu quả, thậm chí cản trở sự phát triển.
Thứ tư, coi trọng nguyên tắc phát triển khoa học công nghệ với sự dẫn dắt, hỗ trợ của thị trường-doanh nghiệp, được khuyến khích, nuôi dưỡng bằng tinh thần cạnh tranh thị trường lành mạnh. Đặc biệt chú trọng phát triển thị trường công nghệ, coi đây là sức kích thích quan trọng nhất của nền khoa học.
Thứ năm, Nhà nước thực sự đóng vai trò bà đỡ, tạo khung khổ pháp lý và hỗ trợ các điều kiện cần thiết để phát triển khoa học-công nghệ và cho hoạt động nghiên cứu, nghiên cứu-triển khai.
Thứ sáu, thực hiện một chiến lược phát triển khoa học có lộ trình phù hợp với năng lực nội sinh và có khả năng tranh thủ các thành tựu của thế giới. Trong giai đoạn đầu tiên, chiến lược đó cần dành sự ưu tiên cho việc khuyến khích hoạt động tiếp nhận, học hỏi và ứng dụng thành tựu khoa học-công nghệ của thế giới; trên nền tảng đó, tạo ra và làm mạnh lên năng lực nghiên cứu nội sinh, từ đó, xây dựng nền khoa học-công nghệ mạnh của Việt Nam, sánh vai với thế giới.
Thứ bảy, thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia, có tiềm lực khoa học-công nghệ và tài chính mạnh đầu tư vào Việt Nam, khuyến khích họ xây dựng các trung tâm nghiên cứu- phát triển, tạo kênh để từ đó, tri thức công nghệ lan tỏa rộng rãi ra toàn bộ nền kinh tế./.
(TTXVN/Vietnam+)