Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhất là đối với mặt hàng gạo sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu tâm nâng cao chất lượng gạo bằng giống gạo ngon, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao hoặc có thể xuất khẩu chế phẩm từ gạo như tinh bột hay bánh quy bột.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chỉ xuất sang Nhật được 20 triệu USD, chiếm khoảng 3% kim ngạch nhập gạo của Nhật Bản, không tương xứng với quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước. Tuy vậy, sự khởi đầu này cũng đáng mừng vì sau nhiều năm, gạo Việt Nam đã quay trở lại thị trường Nhật do vướng mắc lớn nhất là Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất nghiêm ngặt.
Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng. Đây là những thuận lợi cho hợp tác thương mại Việt-Nhật, tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng các doanh nghiệp không thể chỉ chờ Nhật Bản xem xét nới lỏng quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu hàng hóa vào Nhật, mà cả hai bên cùng phải quan tâm tháo gỡ bằng việc triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của nhau. Đây là cách làm hiệu quả đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm.
Một số trung tâm chiếu xạ đã được cả hai bên sử dụng chiếu xạ cho quả thanh long có thể coi là mô hình tốt để đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm, vấn đề mấu chốt để gạo nói riêng, nông sản, thủy sản Việt Nam nói chung, tăng nhanh vào thị trường Nhật Bản./.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chỉ xuất sang Nhật được 20 triệu USD, chiếm khoảng 3% kim ngạch nhập gạo của Nhật Bản, không tương xứng với quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước. Tuy vậy, sự khởi đầu này cũng đáng mừng vì sau nhiều năm, gạo Việt Nam đã quay trở lại thị trường Nhật do vướng mắc lớn nhất là Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản rất nghiêm ngặt.
Thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản đã ký kết nhiều thỏa thuận kinh tế quan trọng. Đây là những thuận lợi cho hợp tác thương mại Việt-Nhật, tăng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản.
Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho rằng các doanh nghiệp không thể chỉ chờ Nhật Bản xem xét nới lỏng quy chế vệ sinh an toàn thực phẩm khi nhập khẩu hàng hóa vào Nhật, mà cả hai bên cùng phải quan tâm tháo gỡ bằng việc triển khai các chương trình hợp tác kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa và chấp nhận kết quả kiểm nghiệm của nhau. Đây là cách làm hiệu quả đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm.
Một số trung tâm chiếu xạ đã được cả hai bên sử dụng chiếu xạ cho quả thanh long có thể coi là mô hình tốt để đáp ứng các tiêu chí an toàn thực phẩm, vấn đề mấu chốt để gạo nói riêng, nông sản, thủy sản Việt Nam nói chung, tăng nhanh vào thị trường Nhật Bản./.
Uyên Hương (TTXVN)