Theo định hướng phát triển ngành mía đường Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, các tỉnh này sẽ mở rộng diện tích vùng mía nguyên liệu rộng khoảng 60.000ha, tập trung tại Long An, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, tăng 8.000ha so thời điểm hiện tại.
Nhằm giảm chi phí sản xuất, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch lại nhà máy đường tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh theo hướng hoàn chỉnh thiết bị để hoạt động hết công suất và chấm dứt tình trạng tranh mua tranh bán mía nguyên liệu. 100% diện tích vùng mía nguyên liệu sẽ được trồng giống mới, năng suất cao theo cơ cấu 25% giống chín sớm, 50% giống chín trung bình, 25% giống chín muộn để quá trình cung ứng mía nguyên liệu không dồn dập mà rải đều trong các tháng, các nhà máy đường không bị thiếu nguyên liệu cục bộ.
Các tỉnh khuyến khích người trồng sử dụng các giống mía có nguồn gốc Việt Nam đã qua trồng khảo nghiệm. Các tỉnh tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở thủy lợi vùng trồng mía; tổ chức lại việc trồng mía, từ nhỏ lẻ sang tập trung, hình thành những cánh đồng mía rộng lớn để có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Trong đó, thay đổi giống mới được ưu tiên hàng đầu nhằm phát huy lợi thế về thổ nhưỡng; áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Các tỉnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng.
Ðể giải bài toán về sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía có giá thu mua sao cho nông dân có lãi, các tỉnh phân bổ vùng nguyên liệu rải vụ hợp lý để san sẻ cho nhau tránh dư thừa. Ðồng thời, đẩy mạnh hợp đồng bao tiêu, giữa nhà máy và nông dân thống nhất thời điểm xuống giống, thu hoạch, giá mua... để tránh tình trạng quá tải ở các nhà máy đồng thời hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để nhà máy có đủ vốn đầu tư và trực tiếp thu mua mía của nông dân, không để thương lái ép giá.
Trong nhiều năm qua, diện tích mía tại Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 48.000-52.000 ha. Đến niên vụ 2011-2012, diện tích trồng mía tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 52.000ha, sản lượng đạt khoảng 3,5 triệu tấn, chỉ đủ cho 10 nhà máy đường trong vùng (tổng công suất 23.000 tấn/ ngày) hoạt động trong thời gian năm tháng trong năm.
Do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên đã xảy ra tình trạng tranh mua mía ngày càng quyết liệt, đẩy giá mía cây tăng cao. Giá cao như thế nhưng người trồng mía không thu lợi được nhiều vì ngay từ đầu đa số rẫy mía đã được thương lái trả tiền mua trước với giá không cao./.
Nhằm giảm chi phí sản xuất, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch lại nhà máy đường tại các tỉnh Long An, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau, Trà Vinh theo hướng hoàn chỉnh thiết bị để hoạt động hết công suất và chấm dứt tình trạng tranh mua tranh bán mía nguyên liệu. 100% diện tích vùng mía nguyên liệu sẽ được trồng giống mới, năng suất cao theo cơ cấu 25% giống chín sớm, 50% giống chín trung bình, 25% giống chín muộn để quá trình cung ứng mía nguyên liệu không dồn dập mà rải đều trong các tháng, các nhà máy đường không bị thiếu nguyên liệu cục bộ.
Các tỉnh khuyến khích người trồng sử dụng các giống mía có nguồn gốc Việt Nam đã qua trồng khảo nghiệm. Các tỉnh tiếp tục xây dựng và nâng cấp cơ sở thủy lợi vùng trồng mía; tổ chức lại việc trồng mía, từ nhỏ lẻ sang tập trung, hình thành những cánh đồng mía rộng lớn để có điều kiện thâm canh, tăng năng suất. Trong đó, thay đổi giống mới được ưu tiên hàng đầu nhằm phát huy lợi thế về thổ nhưỡng; áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Các tỉnh đẩy mạnh công tác nghiên cứu, triển khai thực hiện cơ giới hóa trong khâu làm đất, chăm sóc để nâng cao năng suất, chất lượng.
Ðể giải bài toán về sản xuất, chế biến và tiêu thụ mía có giá thu mua sao cho nông dân có lãi, các tỉnh phân bổ vùng nguyên liệu rải vụ hợp lý để san sẻ cho nhau tránh dư thừa. Ðồng thời, đẩy mạnh hợp đồng bao tiêu, giữa nhà máy và nông dân thống nhất thời điểm xuống giống, thu hoạch, giá mua... để tránh tình trạng quá tải ở các nhà máy đồng thời hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi để nhà máy có đủ vốn đầu tư và trực tiếp thu mua mía của nông dân, không để thương lái ép giá.
Trong nhiều năm qua, diện tích mía tại Đồng bằng sông Cửu Long dao động từ 48.000-52.000 ha. Đến niên vụ 2011-2012, diện tích trồng mía tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn 52.000ha, sản lượng đạt khoảng 3,5 triệu tấn, chỉ đủ cho 10 nhà máy đường trong vùng (tổng công suất 23.000 tấn/ ngày) hoạt động trong thời gian năm tháng trong năm.
Do thiếu nguyên liệu trầm trọng nên đã xảy ra tình trạng tranh mua mía ngày càng quyết liệt, đẩy giá mía cây tăng cao. Giá cao như thế nhưng người trồng mía không thu lợi được nhiều vì ngay từ đầu đa số rẫy mía đã được thương lái trả tiền mua trước với giá không cao./.
Thế Đạt (TTXVN)