Theo báo cáo mới nhất của Cục Trồng trọt, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân 2009-2010 các tỉnh ven biển khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là 620.000ha, chiếm 40% diện tích toàn vùng.
Trong số này, diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn cao khoảng 100.000ha, chiếm 16% diện tích canh tác lúa của các tỉnh trên.
Trong các tháng 3, 4 và đầu tháng 5, dự báo của ngành nông nghiệp cho thấy, nước mặn tiếp tục lên cao tại các tỉnh ven biển và đạt đỉnh cao nhất trong tháng 3.
Tháng 3 cũng sẽ xuất hiện những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao có thể đạt từ 35-37 độ, các cơn mưa chuyển mùa có khả năng diễn ra trong tháng 4 và đầu tháng 5/2010. Mùa mưa có khả năng sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5 (muộn hơn trung bình nhiều năm từ 10-15 ngày).
Hiện nay, nồng độ mặn ở ngoài kênh rạch một số nơi biến động từ 3‰ (Bạc Liêu) đến 7‰ (Hậu Giang), tuy nhiên nồng độ mặn trong các ruộng lúa không đáng kể.
Để phòng chống mặn xâm nhập ruộng lúa, mục tiêu của các tỉnh là giảm nồng độ mặn trên các kênh rạch xuống dưới 1,5‰ để không ảnh hưởng khi một số trà lúa cần đưa nước vào ruộng cuối vụ.
Riêng tại Kiên Giang có khoảng 2.900ha lúa bị khô hạn, hiện nay đã thu hoạch năng suất sụt giảm đáng kể và tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ 120kg lúa giống/ha để các hộ nông dân xuống giống lúa trong vụ hè thu 2010.
Đánh giá của Cục Trồng trọt cho thấy, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn biến bất lợi cho sản xuất lúa so với trung bình nhiều năm, mặc dù thời vụ xuống giống lúa trong tháng 11 và tháng 12 vẫn không thay đổi và đúng theo thời vụ khuyến cáo.
Để hạn chế tình trạng xâm mặn ảnh hưởng tới diện tích cây trồng, Cục đã khuyến cáo các địa phương trước mắt cần thay đổi cơ cấu giống bằng các giống lúa chống chịu mặn, phèn.
Các giống lúa qua khảo sát ngoài đồng cho thấy có khả năng chống chịu mặn và phèn, bố trí thời vụ né mặn, hạn ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao; gia cố bờ bao, tu sửa bờ vùng, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống các kênh thủy lợi để tăng cường trữ nước ngọt./.
Trong số này, diện tích có nguy cơ xâm nhập mặn cao khoảng 100.000ha, chiếm 16% diện tích canh tác lúa của các tỉnh trên.
Trong các tháng 3, 4 và đầu tháng 5, dự báo của ngành nông nghiệp cho thấy, nước mặn tiếp tục lên cao tại các tỉnh ven biển và đạt đỉnh cao nhất trong tháng 3.
Tháng 3 cũng sẽ xuất hiện những ngày nắng nóng, nhiệt độ cao có thể đạt từ 35-37 độ, các cơn mưa chuyển mùa có khả năng diễn ra trong tháng 4 và đầu tháng 5/2010. Mùa mưa có khả năng sẽ bắt đầu vào giữa tháng 5 (muộn hơn trung bình nhiều năm từ 10-15 ngày).
Hiện nay, nồng độ mặn ở ngoài kênh rạch một số nơi biến động từ 3‰ (Bạc Liêu) đến 7‰ (Hậu Giang), tuy nhiên nồng độ mặn trong các ruộng lúa không đáng kể.
Để phòng chống mặn xâm nhập ruộng lúa, mục tiêu của các tỉnh là giảm nồng độ mặn trên các kênh rạch xuống dưới 1,5‰ để không ảnh hưởng khi một số trà lúa cần đưa nước vào ruộng cuối vụ.
Riêng tại Kiên Giang có khoảng 2.900ha lúa bị khô hạn, hiện nay đã thu hoạch năng suất sụt giảm đáng kể và tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ 120kg lúa giống/ha để các hộ nông dân xuống giống lúa trong vụ hè thu 2010.
Đánh giá của Cục Trồng trọt cho thấy, ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến lúa đông xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long đã diễn biến bất lợi cho sản xuất lúa so với trung bình nhiều năm, mặc dù thời vụ xuống giống lúa trong tháng 11 và tháng 12 vẫn không thay đổi và đúng theo thời vụ khuyến cáo.
Để hạn chế tình trạng xâm mặn ảnh hưởng tới diện tích cây trồng, Cục đã khuyến cáo các địa phương trước mắt cần thay đổi cơ cấu giống bằng các giống lúa chống chịu mặn, phèn.
Các giống lúa qua khảo sát ngoài đồng cho thấy có khả năng chống chịu mặn và phèn, bố trí thời vụ né mặn, hạn ở vùng có nguy cơ ảnh hưởng cao; gia cố bờ bao, tu sửa bờ vùng, hoàn chỉnh, nâng cấp hệ thống các kênh thủy lợi để tăng cường trữ nước ngọt./.
Liên Phương (Vietnam+)