Từ đầu năm đến nay, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã tạo việc làm cho 60.000 lao động nông thôn, trong đó có 17.000 lao động dân tộc thiểu số.
Tuy nhiên, toàn vùng hiện có 19% lao động nông nghiệp thiếu việc làm.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đề ra chỉ tiêu tạo việc làm cho 100.000 lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh tổ chức sàn giao dịch về việc làm đến cấp huyện, xã gắn với cung ứng lao động cho người sử dụng lao động trong ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long; mở rộng mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống cơ sở thông tin về thị trường lao động.
Các tỉnh cũng hỗ trợ người dân 10 tỷ đồng kinh phí học nghề, tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi để người lao động vùng nông thôn, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có điều kiện đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Các tỉnh đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, góp phần đưa số cơ sở dạy nghề toàn vùng lên hơn 160 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; các doanh nghiệp và tổ chức trong vùng cũng tham gia dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tư thục từ 102 cơ sở trong năm 2006 đã tăng lên 124 cơ sở năm nay.
Riêng tỉnh Sóc Trăng đã được nhà chùa nhượng quyền sử dụng một hecta đất để xây dựng cơ sở dạy nghề . Ở Kiên Giang, nhà chùa còn tổ chức các lớp học nghề cho người nghèo.
Các tỉnh huy động nhiều lực lượng tham gia nâng cao qui mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề nhằm đào tạo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long đào tạo thêm hàng ngàn giáo viên dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sư, công nhân giỏi nghề thuộc các doanh nghiệp, làng nghề... tham gia dạy nghề cho 30.000 lao động tại chỗ.
Các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ tận dụng nguồn vốn dạy nghề nước ngoài nâng chất lượng dạy nghề như dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề vốn vay ADB đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ khoảng 100 tỷ đồng, dự án vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn Cà Mau là 4,8 triệu USD; dự án xóa đói giảm nghèo quốc gia đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng và Trường Trung cấp nghề Trà Vinh./.
Tuy nhiên, toàn vùng hiện có 19% lao động nông nghiệp thiếu việc làm.
Theo Ban chỉ đạo Tây Nam bộ, năm nay các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đề ra chỉ tiêu tạo việc làm cho 100.000 lao động nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Để hoàn thành chỉ tiêu trên, các tỉnh tổ chức sàn giao dịch về việc làm đến cấp huyện, xã gắn với cung ứng lao động cho người sử dụng lao động trong ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long; mở rộng mạng lưới trung tâm giới thiệu việc làm, hệ thống cơ sở thông tin về thị trường lao động.
Các tỉnh cũng hỗ trợ người dân 10 tỷ đồng kinh phí học nghề, tăng mức cho vay tín dụng ưu đãi để người lao động vùng nông thôn, hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số có điều kiện đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài.
Các tỉnh đầu tư 25 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất, góp phần đưa số cơ sở dạy nghề toàn vùng lên hơn 160 trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề; các doanh nghiệp và tổ chức trong vùng cũng tham gia dạy nghề. Số cơ sở dạy nghề tư thục từ 102 cơ sở trong năm 2006 đã tăng lên 124 cơ sở năm nay.
Riêng tỉnh Sóc Trăng đã được nhà chùa nhượng quyền sử dụng một hecta đất để xây dựng cơ sở dạy nghề . Ở Kiên Giang, nhà chùa còn tổ chức các lớp học nghề cho người nghèo.
Các tỉnh huy động nhiều lực lượng tham gia nâng cao qui mô dạy nghề với nhiều hình thức phù hợp với đặc điểm và điều kiện kinh tế, sinh sống của từng nhóm đối tượng; chú ý dạy nghề lưu động, liên kết giữa các doanh nghiệp với làng nghề nhằm đào tạo đúng nhu cầu của doanh nghiệp, cơ sở.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hỗ trợ Đồng bằng sông Cửu Long đào tạo thêm hàng ngàn giáo viên dạy nghề; huy động đội ngũ kỹ sư, công nhân giỏi nghề thuộc các doanh nghiệp, làng nghề... tham gia dạy nghề cho 30.000 lao động tại chỗ.
Các tỉnh Cà Mau, Trà Vinh, Sóc Trăng, thành phố Cần Thơ tận dụng nguồn vốn dạy nghề nước ngoài nâng chất lượng dạy nghề như dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề vốn vay ADB đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ khoảng 100 tỷ đồng, dự án vốn vay ưu đãi của Chính phủ Hàn Quốc đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Việt-Hàn Cà Mau là 4,8 triệu USD; dự án xóa đói giảm nghèo quốc gia đầu tư cho Trường Cao đẳng nghề Sóc Trăng và Trường Trung cấp nghề Trà Vinh./.
Thế Đạt (TTXVN/Vietnam+)