Qua theo dõi thực tế và căn cứ vào đề nghị của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, hỗ trợ kinh phí chống hạn, xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2012-2013 (gồm kinh phí nạo vét, tiền điện, dầu bơm nước và lắp đặt máy bơm dã chiến) cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long với tổng số tiền 215 tỷ đồng.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước và chủ động chỉ đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sớm bố trí sản xuất vụ Đông Xuân 2012-2013 theo năng lực nguồn nước và triển khai các giải pháp tích nước ngọt vào kênh rạch, tổ chức nạo vét kênh, sông trục các cấp, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, điều hành cấp nước luân phiên, tưới tiết kiệm, chuyển đổi cây trồng... để chống hạn và ngăn chặn mặn xâm nhập, đảm bảo có đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2012 đến nay, hiện tượng Elso xuất hiện và ngày càng hoạt động mạnh làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, dự báo thiếu hụt nguồn nước và khô hạn xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, trước mắt là vụ Đông Xuân 2012-2103 và tiếp đó là vụ hè thu, vụ mùa năm 2013. Trong các tháng 10, 11/2012, nguồn nước các hệ thống lớn thường xuyên ở mức thấp, dòng chảy thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
[Đầu năm, ĐBSCL đã xuất khẩu hơn 88.000 tấn gạo]
Do thời tiết diễn biến phức tạp nên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nguồn nước. Để sản xuất vụ Đông Xuân 2012-2013, phải chống hạn quyết liệt mới đảm bảo được nước tưới, không chỉ vụ Đông Xuân mà còn cả vụ hè thu, vụ mùa năm 2013 như nạo vét sạt lở kênh dẫn, đắp đập tạm trữ nước ngọt, đắp bờ bao, khôi phục công trình nhỏ, tạm, bơm rút nước gieo sạ... Do phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn nên khối lượng nạo vét, tiền điện, tiền dầu bơm nước, kinh phí lắp đặt máy bơm dã chiến... lớn hơn rất nhiều so với năm bình thường.
Đến nay, nông dân các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống cơ bản xong 1,55 triệu ha lúa Đông Xuân 2012-2013. Do năm nay lũ nhỏ và nước rút sớm nên các địa phương điều chỉnh lịch gieo sạ phù hợp, sớm hơn vụ trước khoảng 1 tháng. Việc xuống giống sớm sẽ tránh được hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm cuối vụ; có thời gian cày xới, phơi đất… chuẩn bị cho vụ lúa hè thu tiếp theo được tốt hơn./.
Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, nguồn nước và chủ động chỉ đạo các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long sớm bố trí sản xuất vụ Đông Xuân 2012-2013 theo năng lực nguồn nước và triển khai các giải pháp tích nước ngọt vào kênh rạch, tổ chức nạo vét kênh, sông trục các cấp, lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, điều hành cấp nước luân phiên, tưới tiết kiệm, chuyển đổi cây trồng... để chống hạn và ngăn chặn mặn xâm nhập, đảm bảo có đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Tuy nhiên, từ tháng 8/2012 đến nay, hiện tượng Elso xuất hiện và ngày càng hoạt động mạnh làm cho thời tiết diễn biến phức tạp, dự báo thiếu hụt nguồn nước và khô hạn xảy ra trên diện rộng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống, trước mắt là vụ Đông Xuân 2012-2103 và tiếp đó là vụ hè thu, vụ mùa năm 2013. Trong các tháng 10, 11/2012, nguồn nước các hệ thống lớn thường xuyên ở mức thấp, dòng chảy thiếu hụt so với trung bình nhiều năm.
[Đầu năm, ĐBSCL đã xuất khẩu hơn 88.000 tấn gạo]
Do thời tiết diễn biến phức tạp nên các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long gặp khó khăn về nguồn nước. Để sản xuất vụ Đông Xuân 2012-2013, phải chống hạn quyết liệt mới đảm bảo được nước tưới, không chỉ vụ Đông Xuân mà còn cả vụ hè thu, vụ mùa năm 2013 như nạo vét sạt lở kênh dẫn, đắp đập tạm trữ nước ngọt, đắp bờ bao, khôi phục công trình nhỏ, tạm, bơm rút nước gieo sạ... Do phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp chống hạn, xâm nhập mặn nên khối lượng nạo vét, tiền điện, tiền dầu bơm nước, kinh phí lắp đặt máy bơm dã chiến... lớn hơn rất nhiều so với năm bình thường.
Đến nay, nông dân các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long đã xuống giống cơ bản xong 1,55 triệu ha lúa Đông Xuân 2012-2013. Do năm nay lũ nhỏ và nước rút sớm nên các địa phương điều chỉnh lịch gieo sạ phù hợp, sớm hơn vụ trước khoảng 1 tháng. Việc xuống giống sớm sẽ tránh được hạn, xâm nhập mặn vào thời điểm cuối vụ; có thời gian cày xới, phơi đất… chuẩn bị cho vụ lúa hè thu tiếp theo được tốt hơn./.
Thành Trung (TTXVN)