Đê tả Sông Hồng đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm, nhiều nơi trên tuyến đê bị biến thành nơi đổ rác thải sinh hoạt, phổ biến nhất là ở những đoạn đê gần thôn, xóm.
Khoảng 5-7 năm về trước, bao phủ con đê tả Sông Hồng qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là màu xanh mượt mà của cỏ.
Thảm cỏ rộng lớn trên con đê này cũng góp phần chống mưa, lũ gây xói mòn, bảo vệ con đê vững chắc hơn. Đặc biệt, đây còn là vùng cỏ tự nhiên cung cấp thức ăn quanh năm cho những đàn đại gia súc của các hộ gia đình ven đê.
Những nay, ngay cả tại "Tuyến sông thanh niên tự quản" có chiều dài 2km, thuộc địa bàn xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, cũng có không ít rác và túi nilông.
Con đê đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng do chất thải đổ tràn lan. Bà con lo ngại chất lượng cỏ bị suy giảm do lẫn tạp chất có hại, đàn trâu, đàn bò vì thế cũng dễ sinh bệnh tật.
Cháu Hà, ở xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường cho biết, giờ đây những con bò được chăn thả trên đê gặm mười miếng, thì chỉ được 5 miếng cỏ, còn 5 miếng còn lại là nilông.
Sau khi huyện Mê Linh nhập về Hà Nội (2008), tuyến đê tả Sông Hồng qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 29km. Chân đê, nhiều đoạn được trồng tre chắn sóng và cây khá dày, xanh tốt. Đây còn là nơi trú ngụ, sinh trưởng của nhiều loại chim, cò bởi sự thoáng mát, yên bình, nguồn thức ăn ở khu lân cận phong phú.
Sự có mặt của các chất thải khó phân hủy trên dọc tuyến đê đã đến lúc báo động, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái nói chung. Người dân nơi đây mong các ngành chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc để trả lại hình ảnh tươi đẹp vốn có cho tuyến đê này./
Khoảng 5-7 năm về trước, bao phủ con đê tả Sông Hồng qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là màu xanh mượt mà của cỏ.
Thảm cỏ rộng lớn trên con đê này cũng góp phần chống mưa, lũ gây xói mòn, bảo vệ con đê vững chắc hơn. Đặc biệt, đây còn là vùng cỏ tự nhiên cung cấp thức ăn quanh năm cho những đàn đại gia súc của các hộ gia đình ven đê.
Những nay, ngay cả tại "Tuyến sông thanh niên tự quản" có chiều dài 2km, thuộc địa bàn xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, cũng có không ít rác và túi nilông.
Con đê đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nặng do chất thải đổ tràn lan. Bà con lo ngại chất lượng cỏ bị suy giảm do lẫn tạp chất có hại, đàn trâu, đàn bò vì thế cũng dễ sinh bệnh tật.
Cháu Hà, ở xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường cho biết, giờ đây những con bò được chăn thả trên đê gặm mười miếng, thì chỉ được 5 miếng cỏ, còn 5 miếng còn lại là nilông.
Sau khi huyện Mê Linh nhập về Hà Nội (2008), tuyến đê tả Sông Hồng qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có chiều dài khoảng 29km. Chân đê, nhiều đoạn được trồng tre chắn sóng và cây khá dày, xanh tốt. Đây còn là nơi trú ngụ, sinh trưởng của nhiều loại chim, cò bởi sự thoáng mát, yên bình, nguồn thức ăn ở khu lân cận phong phú.
Sự có mặt của các chất thải khó phân hủy trên dọc tuyến đê đã đến lúc báo động, ảnh hưởng đến cảnh quan, môi trường sinh thái nói chung. Người dân nơi đây mong các ngành chức năng, chính quyền địa phương vào cuộc để trả lại hình ảnh tươi đẹp vốn có cho tuyến đê này./
Nguyễn Trọng Lịch (TTXVN/Vietnam+)