"Đã đến lúc Mỹ phải bình thường hóa hoàn toàn quan hệ với Cuba và chấm dứt chính sách cấm vận đối với đảo quốc Caribe này."
Đó là tuyên bố của ông Robert Creamer, một nhà chiến lược và tổ chức các hoạt động chính trị nổi tiếng của Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo điện tử Bưu điện Huffington gần đây.
Ngày 18/1, ông Creamer cho rằng, những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Cuba mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama công bố cuối tuần trước là bước đi đầu tiên, đáng hoan nghênh nhằm thay đổi chính sách cô lập kéo dài nửa thập kỷ qua.
Cụ thể, khôi phục việc trao đổi hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, các sinh viên và nhân viên Mỹ sẽ được tham dự các hội nghị, hội thảo tại Cuba, và sẽ có thêm nhiều nhà báo được phép tới Cuba.
Ngoài ra, Washington còn cho phép công dân của nước này được chuyển tối đa 500 USD/quý đến những người không phải là họ hàng của mình tại Cuba nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế tư nhân. Các sân bay quốc tế tại Mỹ sẽ được phép cung cấp các chuyến bay thuê đến hoặc đi từ Cuba.
Theo ông Creamer, Mỹ phải bình thường hóa hoàn toàn với Cuba vì chính sách của Washington nhằm cô lập Cuba đã thất bại. Một trong những lý do mà chính sách "cổ hủ" này thất bại là vì lâu nay nó đã bị các nước bác bỏ, chẳng hạn như Canada đã cho phép công dân đi du lịch tại các khu nghỉ ở Cuba, các nước Nam Mỹ đã bán nông sản cho Cuba, hay các đồng minh của Mỹ tại châu Âu đều thiết lập quan hệ thân thiện với Cuba.
Chiến lược gia Mỹ nhấn mạnh, các chính sách cô lập của Mỹ đối với Cuba trên thực tế đã hạn chế quyền của công dân Mỹ, thậm chí ngay cả sau khi những thay đổi mà chính quyền Obama vừa công bố có hiệu lực trong hai tuần tới, dân thường tại Mỹ cũng vẫn bị hạn chế đi lại tới Cuba.
Ông Creamer khẳng định, với việc duy trì cấm vận kinh tế chống Cuba, chính quyền đã trừng phạt nền kinh tế Mỹ và làm người Mỹ mất việc làm. Chính sách "tẩy chay" Cuba của Mỹ hạn chế các công ty và nông dân Mỹ bán sản phẩm cho Cuba.
Cũng theo ông Creamer, sự thất bại của Mỹ trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba đã làm tổn hại lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới, đặc biệt tại khu vực Mỹ Latin. Những nước trong khu vực này đã dùng chính sách của Mỹ đối với Cuba trong công tác tuyên truyền chống Mỹ. Không cô lập được Cuba, Mỹ lại cô lập chính mình.
Ví dụ năm ngoái, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu lần thứ 17 trong vòng 17 năm để lên án chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba với kết quả 185 thành viên Liên hợp quốc ủng hộ và chỉ có ba phiếu chống.
Tháng 12 năm ngoái, 33 nước tại khu vực Caribe và Mỹ Latin đã bỏ phiếu chấp nhận Cuba là thành viên đầy đủ của Nhóm Rio và các nước này đã kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba.
Một lý do nữa là sự ủng hộ chính trị trong nội bộ nước Mỹ đối với chính sách cấm vận, đặc biệt trong những người Mỹ gốc Cuba, đã và đang mất dần. Những nghị sĩ chống Cuba mạnh mẽ cũng đang ngày càng bị cô lập trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy, 67% người Mỹ gốc Cuba ủng hộ tuyên bố của chính quyền Obama nới lỏng quy định đối với Cuba và 28% nói rằng họ ủng hộ ông Obama tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm 2012 nếu chính quyền thiết lập quan hệ đầy đủ với Cuba./.
Đó là tuyên bố của ông Robert Creamer, một nhà chiến lược và tổ chức các hoạt động chính trị nổi tiếng của Mỹ, trong một bài viết đăng trên báo điện tử Bưu điện Huffington gần đây.
Ngày 18/1, ông Creamer cho rằng, những thay đổi trong chính sách của Mỹ đối với Cuba mà chính quyền của Tổng thống Barack Obama công bố cuối tuần trước là bước đi đầu tiên, đáng hoan nghênh nhằm thay đổi chính sách cô lập kéo dài nửa thập kỷ qua.
Cụ thể, khôi phục việc trao đổi hợp tác giáo dục giữa hai quốc gia, các sinh viên và nhân viên Mỹ sẽ được tham dự các hội nghị, hội thảo tại Cuba, và sẽ có thêm nhiều nhà báo được phép tới Cuba.
Ngoài ra, Washington còn cho phép công dân của nước này được chuyển tối đa 500 USD/quý đến những người không phải là họ hàng của mình tại Cuba nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế tư nhân. Các sân bay quốc tế tại Mỹ sẽ được phép cung cấp các chuyến bay thuê đến hoặc đi từ Cuba.
Theo ông Creamer, Mỹ phải bình thường hóa hoàn toàn với Cuba vì chính sách của Washington nhằm cô lập Cuba đã thất bại. Một trong những lý do mà chính sách "cổ hủ" này thất bại là vì lâu nay nó đã bị các nước bác bỏ, chẳng hạn như Canada đã cho phép công dân đi du lịch tại các khu nghỉ ở Cuba, các nước Nam Mỹ đã bán nông sản cho Cuba, hay các đồng minh của Mỹ tại châu Âu đều thiết lập quan hệ thân thiện với Cuba.
Chiến lược gia Mỹ nhấn mạnh, các chính sách cô lập của Mỹ đối với Cuba trên thực tế đã hạn chế quyền của công dân Mỹ, thậm chí ngay cả sau khi những thay đổi mà chính quyền Obama vừa công bố có hiệu lực trong hai tuần tới, dân thường tại Mỹ cũng vẫn bị hạn chế đi lại tới Cuba.
Ông Creamer khẳng định, với việc duy trì cấm vận kinh tế chống Cuba, chính quyền đã trừng phạt nền kinh tế Mỹ và làm người Mỹ mất việc làm. Chính sách "tẩy chay" Cuba của Mỹ hạn chế các công ty và nông dân Mỹ bán sản phẩm cho Cuba.
Cũng theo ông Creamer, sự thất bại của Mỹ trong việc bình thường hóa quan hệ với Cuba đã làm tổn hại lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới, đặc biệt tại khu vực Mỹ Latin. Những nước trong khu vực này đã dùng chính sách của Mỹ đối với Cuba trong công tác tuyên truyền chống Mỹ. Không cô lập được Cuba, Mỹ lại cô lập chính mình.
Ví dụ năm ngoái, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu lần thứ 17 trong vòng 17 năm để lên án chính sách cấm vận của Mỹ chống Cuba với kết quả 185 thành viên Liên hợp quốc ủng hộ và chỉ có ba phiếu chống.
Tháng 12 năm ngoái, 33 nước tại khu vực Caribe và Mỹ Latin đã bỏ phiếu chấp nhận Cuba là thành viên đầy đủ của Nhóm Rio và các nước này đã kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba.
Một lý do nữa là sự ủng hộ chính trị trong nội bộ nước Mỹ đối với chính sách cấm vận, đặc biệt trong những người Mỹ gốc Cuba, đã và đang mất dần. Những nghị sĩ chống Cuba mạnh mẽ cũng đang ngày càng bị cô lập trong cộng đồng người Mỹ gốc Cuba.
Kết quả thăm dò dư luận mới đây cho thấy, 67% người Mỹ gốc Cuba ủng hộ tuyên bố của chính quyền Obama nới lỏng quy định đối với Cuba và 28% nói rằng họ ủng hộ ông Obama tranh cử nhiệm kỳ hai vào năm 2012 nếu chính quyền thiết lập quan hệ đầy đủ với Cuba./.
(TTXVN/Vietnam+)