Con tàu khách của Công ty cổ phần tàu cao tốc Vi Na cất lên hồi còi rộn rã chào Thành phố Hồ Chí Minh hoa lệ, rồi nhanh chóng xé sóng theo lộ trình hướng đến thành phố du lịch Vũng Tàu-điểm đến quen thuộc của mọi du khách trong và ngoài nước, nơi được mệnh danh là “Singapore của Việt Nam” bởi sự trong lành và không khí yên bình trên vùng biển biếc xanh và thơ mộng.
Mê mải ngắm những đầm nước lợ, những cánh rừng đước bát ngát hiện ra hai bên bờ sông, chị Trần Linh Nga (Việt kiều ở Mỹ) không khỏi ngỡ ngàng thốt lên: “Chao ôi, cứ tưởng chiến tranh rồi phát triển công nghiệp đã xóa trụi hết rừng, ai ngờ cây cối vẫn tốt tươi dễ sợ!”
Thì ra chị vốn là người Vũng Tàu, hơn 20 năm có lẻ mới trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình với khát vọng đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Vì theo chị, hiếm nơi nào có được những bãi biển thơ mộng như nơi đây. Hơn nữa Chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án lớn như Saigon Atlantis, Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong, Công viên bách thú Safari Xuyên Mộc…với tổng số vốn hàng tỷ USD.
Do vậy, chị Nga muốn “đầu tư chút xíu tiền của góp phần biển Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam.”
Thành phố Vũng Tàu đón chúng tôi bằng cơn mưa rào xối xả chợt đến rồi chợt đi như không hẹn trước, đường phố sạch bong lấp lánh nắng vàng. Điểm xuyến cho hàng phi lao biếc xanh ven lộ là những cây phương vĩ đang thắp lên những đốm lửa báo hiệu Hè về.
Dọc theo con đường Thùy Vân chạy dài theo mép biển là các cụm panô, biểu ngữ quảng bá Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2012 được tổ chức tại đây. Mà như nhận xét anh Trịnh Xuân Hải, lái xe taxi: “Chọn Vũng Tàu tổ chức sự kiện này thì quá đã luôn. Vì địa phương hội tụ đủ các thế mạnh về biển, đảo.”.
Khác hẳn sự xô bồ, nhộn nhạo của các điểm du lịch ở các địa phương khác, thành phố Vũng Tàu vẫn yên bình như vốn có xưa nay. Hình như do sự thoáng đãng của phố phường, sự cồn cào dịu êm của biển và phong cách nhỏ nhẹ, điềm đạm trong giao tiếp của đội ngũ du lịch viên và người dân địa phương, nên hầu hết du khách đến nơi đây đều trở thành con người sâu lắng, nhịp sống dường như chậm lại để tận hưởng cái thi vị của đất nước và con người Vũng Tàu.
Chia sẻ những cảm nhận của chúng tôi về vùng biển xanh, trời xanh và núi cũng xanh của Vũng Tàu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Ngọc Thới cho biết nhờ có nắng ấm quanh năm, nên hàng năm Vũng Tàu đón khoảng 6 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, nguồn thu từ du lịch đạt khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Nhưng công bằng mà nói tỉnh vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn về du lịch, do thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc và mang dấu ấn của địa phương.
Do đó, để khắc phục những tồn tại nhằm phát huy triệt để thế mạnh về du lịch, tỉnh đã định hướng rõ thành phố Vũng Tàu sẽ được xây dựng thành trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa, dịch vụ hàng hải, cảng biển, dầu khí, dịch vụ công cộng và là đầu mối giao thương của miền Đông Nam Bộ và của địa phương.
Nhờ đó, từ năm 2011 đến nay ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đã đón nhận hàng loạt các dự án lớn được khởi công sau những nỗ lực giải quyết những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Điển hình nhất là các dự án: Khu du lịch sinh thái Bến Thành-Hồ Tràm được xây dựng trên diện tích 16ha, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD; Dự án Khu du lịch Hải Thuận 18,9ha tổng vốn đầu tư 608 tỷ đồng; Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm (Hồ Tràm Strip) 4,2 tỷ USD được tái khởi động thực hiện gần 200 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2013…
Tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế biển nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, được tổ chức từ ngày 2-8/6 ở phường 8 của thành phố Vũng Tàu, du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, gần gũi với cuộc sống do người dân vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu làm ra. Đó là tàu gỗ đánh bắt hải sản 400CV của Công ty trách nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu thuyền Phước Tỉnh huyện Long Điền; thuyền buồm mỹ nghệ của cơ sở gỗ mỹ nghệ Minh Tuyên; bộ lư hương của cơ sở đúc chuông Trần Hồng Nhàn.
Đặc biệt, những sản phẩm được hình thành từ những ý tưởng độc đáo, tận dụng từ nguồn nguyên liệu gần gũi, nhưng lại được ưa chuộng trên thị trường quốc tế như sản phẩm giỏ hình ô van quai mây làm bằng bèo lục bình của doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa…
Công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Vũng Tàu được coi là sự sống còn của phát triển du lịch biển. Minh chứng sống động là công trình chợ Du lịch xây dựng ngay tại Bãi Sau thuộc phường Thắng Tam dù mới hoàn thành giai đoạn I, song được quy hoạch khá đồng bộ, bao gồm quảng trường có sức chứa 10.000 người, đường giao thông, cây xanh, bãi đậu xe, nhà lồng chợ chính và 444 kiốt bán hàng; nhất là hệ thống xử lý rác thải và nước thải được xây dựng một cách khoa học, nên có thể giảm thiểu thấp nhất các yếu tố làm phát sinh ô nhiễm.
Nhằm loại bỏ tận gốc tình trạng làm dịch vụ du lịch theo kiểu “trăm hoa đua nở” gây mất trật tự an ninh làm phiền lòng du khách, vài năm gần đây Vũng Tàu thành lập một số hợp tác xã chuyên trách lĩnh vực này. Điển hình như Hợp tác xã Du lịch Vũng Tàu được giao quản lý 450m bãi biển từ khu vực Khách sạn Tháng Mười đến ngã ba Phan Chu Trinh-Hoàng Hoa Thám.
Bãi tắm giờ đây được Ban quản lý sắp xếp lại trật tự và rất quy củ cạnh mép biển dành cho những người chuyên cho thuê phao dù, chụp ảnh dịch vụ; tiếp đến là dãy bàn ghế nghỉ ngơi cho khách tắm; sau cùng mới đến các quầy giải khát và bán đồ ăn nhanh. Mỗi hộ kinh doanh được bố trí một vị trí cố định, xe bán hàng sơn màu xanh và ghi rõ tên hàng hóa và giá cả cụ thể với từng món hàng. Ngay cả phương tiện cân đong cũng được quản lý nghiêm ngặt, nên khách du lịch sớm, trưa, chiều, tối đều đông nghịt song không hề có tiếng đôi co, cãi vã như những năm trước.
Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và trong lành, cộng với phong cách dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, thành phố du lịch Vũng Tàu ví như con tàu neo giữa vụng biển xanh yên bình, nên trong hiện tại và tương lai vẫn là nơi lý tưởng để mọi người tìm đến để đắm mình trước biển./.
Mê mải ngắm những đầm nước lợ, những cánh rừng đước bát ngát hiện ra hai bên bờ sông, chị Trần Linh Nga (Việt kiều ở Mỹ) không khỏi ngỡ ngàng thốt lên: “Chao ôi, cứ tưởng chiến tranh rồi phát triển công nghiệp đã xóa trụi hết rừng, ai ngờ cây cối vẫn tốt tươi dễ sợ!”
Thì ra chị vốn là người Vũng Tàu, hơn 20 năm có lẻ mới trở về nơi chôn rau cắt rốn của mình với khát vọng đầu tư vào lĩnh vực du lịch. Vì theo chị, hiếm nơi nào có được những bãi biển thơ mộng như nơi đây. Hơn nữa Chính phủ đã cấp phép và đang thẩm định một số dự án lớn như Saigon Atlantis, Công viên giải trí Bàu Trũng và Bể cá ngầm Nghinh Phong, Công viên bách thú Safari Xuyên Mộc…với tổng số vốn hàng tỷ USD.
Do vậy, chị Nga muốn “đầu tư chút xíu tiền của góp phần biển Vũng Tàu trở thành một trong những trung tâm du lịch hàng đầu Việt Nam.”
Thành phố Vũng Tàu đón chúng tôi bằng cơn mưa rào xối xả chợt đến rồi chợt đi như không hẹn trước, đường phố sạch bong lấp lánh nắng vàng. Điểm xuyến cho hàng phi lao biếc xanh ven lộ là những cây phương vĩ đang thắp lên những đốm lửa báo hiệu Hè về.
Dọc theo con đường Thùy Vân chạy dài theo mép biển là các cụm panô, biểu ngữ quảng bá Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2012 được tổ chức tại đây. Mà như nhận xét anh Trịnh Xuân Hải, lái xe taxi: “Chọn Vũng Tàu tổ chức sự kiện này thì quá đã luôn. Vì địa phương hội tụ đủ các thế mạnh về biển, đảo.”.
Khác hẳn sự xô bồ, nhộn nhạo của các điểm du lịch ở các địa phương khác, thành phố Vũng Tàu vẫn yên bình như vốn có xưa nay. Hình như do sự thoáng đãng của phố phường, sự cồn cào dịu êm của biển và phong cách nhỏ nhẹ, điềm đạm trong giao tiếp của đội ngũ du lịch viên và người dân địa phương, nên hầu hết du khách đến nơi đây đều trở thành con người sâu lắng, nhịp sống dường như chậm lại để tận hưởng cái thi vị của đất nước và con người Vũng Tàu.
Chia sẻ những cảm nhận của chúng tôi về vùng biển xanh, trời xanh và núi cũng xanh của Vũng Tàu, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Trần Ngọc Thới cho biết nhờ có nắng ấm quanh năm, nên hàng năm Vũng Tàu đón khoảng 6 triệu lượt du khách trong và ngoài nước, nguồn thu từ du lịch đạt khoảng 2.000 tỷ đồng/năm. Nhưng công bằng mà nói tỉnh vẫn chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn về du lịch, do thiếu những sản phẩm du lịch đặc sắc và mang dấu ấn của địa phương.
Do đó, để khắc phục những tồn tại nhằm phát huy triệt để thế mạnh về du lịch, tỉnh đã định hướng rõ thành phố Vũng Tàu sẽ được xây dựng thành trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa, dịch vụ hàng hải, cảng biển, dầu khí, dịch vụ công cộng và là đầu mối giao thương của miền Đông Nam Bộ và của địa phương.
Nhờ đó, từ năm 2011 đến nay ngành du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu đã đón nhận hàng loạt các dự án lớn được khởi công sau những nỗ lực giải quyết những khó khăn vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Điển hình nhất là các dự án: Khu du lịch sinh thái Bến Thành-Hồ Tràm được xây dựng trên diện tích 16ha, tổng vốn đầu tư 30 triệu USD; Dự án Khu du lịch Hải Thuận 18,9ha tổng vốn đầu tư 608 tỷ đồng; Khu du lịch phức hợp Hồ Tràm (Hồ Tràm Strip) 4,2 tỷ USD được tái khởi động thực hiện gần 200 triệu USD, dự kiến hoàn thành vào năm 2013…
Tại Hội chợ Triển lãm Kinh tế biển nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam, được tổ chức từ ngày 2-8/6 ở phường 8 của thành phố Vũng Tàu, du khách không khỏi ngạc nhiên và thích thú khi được tận mắt chiêm ngưỡng những sản phẩm độc đáo, gần gũi với cuộc sống do người dân vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu làm ra. Đó là tàu gỗ đánh bắt hải sản 400CV của Công ty trách nhiệm hữu hạn sửa chữa tàu thuyền Phước Tỉnh huyện Long Điền; thuyền buồm mỹ nghệ của cơ sở gỗ mỹ nghệ Minh Tuyên; bộ lư hương của cơ sở đúc chuông Trần Hồng Nhàn.
Đặc biệt, những sản phẩm được hình thành từ những ý tưởng độc đáo, tận dụng từ nguồn nguyên liệu gần gũi, nhưng lại được ưa chuộng trên thị trường quốc tế như sản phẩm giỏ hình ô van quai mây làm bằng bèo lục bình của doanh nghiệp tư nhân Hiệp Hòa…
Công tác bảo vệ môi trường ở thành phố Vũng Tàu được coi là sự sống còn của phát triển du lịch biển. Minh chứng sống động là công trình chợ Du lịch xây dựng ngay tại Bãi Sau thuộc phường Thắng Tam dù mới hoàn thành giai đoạn I, song được quy hoạch khá đồng bộ, bao gồm quảng trường có sức chứa 10.000 người, đường giao thông, cây xanh, bãi đậu xe, nhà lồng chợ chính và 444 kiốt bán hàng; nhất là hệ thống xử lý rác thải và nước thải được xây dựng một cách khoa học, nên có thể giảm thiểu thấp nhất các yếu tố làm phát sinh ô nhiễm.
Nhằm loại bỏ tận gốc tình trạng làm dịch vụ du lịch theo kiểu “trăm hoa đua nở” gây mất trật tự an ninh làm phiền lòng du khách, vài năm gần đây Vũng Tàu thành lập một số hợp tác xã chuyên trách lĩnh vực này. Điển hình như Hợp tác xã Du lịch Vũng Tàu được giao quản lý 450m bãi biển từ khu vực Khách sạn Tháng Mười đến ngã ba Phan Chu Trinh-Hoàng Hoa Thám.
Bãi tắm giờ đây được Ban quản lý sắp xếp lại trật tự và rất quy củ cạnh mép biển dành cho những người chuyên cho thuê phao dù, chụp ảnh dịch vụ; tiếp đến là dãy bàn ghế nghỉ ngơi cho khách tắm; sau cùng mới đến các quầy giải khát và bán đồ ăn nhanh. Mỗi hộ kinh doanh được bố trí một vị trí cố định, xe bán hàng sơn màu xanh và ghi rõ tên hàng hóa và giá cả cụ thể với từng món hàng. Ngay cả phương tiện cân đong cũng được quản lý nghiêm ngặt, nên khách du lịch sớm, trưa, chiều, tối đều đông nghịt song không hề có tiếng đôi co, cãi vã như những năm trước.
Cảnh quan thiên nhiên độc đáo và trong lành, cộng với phong cách dịch vụ ngày càng chuyên nghiệp, thành phố du lịch Vũng Tàu ví như con tàu neo giữa vụng biển xanh yên bình, nên trong hiện tại và tương lai vẫn là nơi lý tưởng để mọi người tìm đến để đắm mình trước biển./.
Văn Hào-Mạnh Dương (Vietnam+)