Ngày 29/6, Chi nhánh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh (VCCI-HCM) đã phối hợp cùng Hiệp hội Xúc tiến xuất khẩu sản phẩm dệt Cotton Ấn Độ (TEXPROCIL) tổ chức hội thảo “Giao lưu Thương mại Việt Nam-Ấn Độ ngành dệt may.”
Hội thảo còn có sự tham sự của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), Hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh (AGTEK)...
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng, năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đạt hơn 2,7 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng 136,34%, đạt 991,63 triệu USD.
Ấn Độ đang được xếp trong danh sách 20 nước là thị trường xuất khẩu hàng đầu và một trong mười nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam.
Ông Amit Ruparelia, Chủ tịch TEXPROCIL cho biết, Ấn Độ từ lâu đã là nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam và lượng nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ hiện đã tăng hơn gấp đôi so với trước (năm 2010 nhập khẩu từ Ấn Độ đạt khoảng 55 triệu USD, tăng 53% so với năm 2009). Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có giữa hai nước.
Qua hội thảo này, doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn giới thiệu những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, với sự nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu của toàn ngành dệt may đạt 6,16 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu chỉ tính trong tháng 6/2011, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 1,15 tỷ USD, tăng 11% so với tháng 5/2011, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Dự kiến trong năm 2011 xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 13,2-13,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nên hiện Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, trong đó sản phẩm dệt cotton là khá lớn. Việt Nam nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu, riêng nhập khẩu những mặt hàng vải cotton đạt xấp xỉ 3,7 tỷ USD.
Ông Võ Tấn Thành, đại diện VCCI nhận định, doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của TEXPROCIL trong việc phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Đồng thời, hội thảo cũng là cầu nối thiết thực để doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi thông tin và thiết lập mối quan hệ thương mại lâu dài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi./.
Hội thảo còn có sự tham sự của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), Hội dệt may thêu đan Thành phố Hồ Chí Minh (AGTEK)...
Tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây liên tục tăng trưởng, năm 2010 kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai quốc gia đạt hơn 2,7 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ tăng 136,34%, đạt 991,63 triệu USD.
Ấn Độ đang được xếp trong danh sách 20 nước là thị trường xuất khẩu hàng đầu và một trong mười nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam.
Ông Amit Ruparelia, Chủ tịch TEXPROCIL cho biết, Ấn Độ từ lâu đã là nhà cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam và lượng nhập khẩu nguyên liệu từ Ấn Độ hiện đã tăng hơn gấp đôi so với trước (năm 2010 nhập khẩu từ Ấn Độ đạt khoảng 55 triệu USD, tăng 53% so với năm 2009). Tuy nhiên, kết quả đó vẫn chưa xứng với tiềm năng sẵn có giữa hai nước.
Qua hội thảo này, doanh nghiệp Ấn Độ mong muốn giới thiệu những dòng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhà nhập khẩu Việt Nam để thúc đẩy mối quan hệ hợp tác thương mại giữa hai bên nói chung và ngành dệt may nói riêng.
Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, với sự nỗ lực đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới, trong 6 tháng đầu năm xuất khẩu của toàn ngành dệt may đạt 6,16 tỷ USD, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Nếu chỉ tính trong tháng 6/2011, xuất khẩu toàn ngành dệt may đạt 1,15 tỷ USD, tăng 11% so với tháng 5/2011, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.
Dự kiến trong năm 2011 xuất khẩu dệt may Việt Nam sẽ đạt 13,2-13,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nên hiện Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, trong đó sản phẩm dệt cotton là khá lớn. Việt Nam nhập khẩu khoảng 80% nguyên phụ liệu, riêng nhập khẩu những mặt hàng vải cotton đạt xấp xỉ 3,7 tỷ USD.
Ông Võ Tấn Thành, đại diện VCCI nhận định, doanh nghiệp Việt Nam đánh giá cao sự nỗ lực của TEXPROCIL trong việc phối hợp tổ chức các đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam để tìm hiểu thị trường, tìm kiếm cơ hội kinh doanh, hợp tác với các đối tác Việt Nam.
Đồng thời, hội thảo cũng là cầu nối thiết thực để doanh nghiệp hai nước gặp gỡ, trao đổi thông tin và thiết lập mối quan hệ thương mại lâu dài trên cơ sở đôi bên cùng có lợi./.
Mỹ Phương (TTXVN/Vietnam+)