Dịch COVID-19 thách thức khả năng xử lý khủng hoảng của Khối G7

Theo eurasiareview.com, dịch COVID-19 đã phá vỡ mọi khía cạnh của cuộc sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng, làm dấy lên nỗi sợ hãi và những bất ổn.
Dịch COVID-19 thách thức khả năng xử lý khủng hoảng của Khối G7 ảnh 1Người dân đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ, ngày 23/3/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo eurasiareview.com, các nhà lãnh đạo G7 ngày 16/3 vừa qua đã công bố một loạt biện pháp để giải quyết đại dịch COVID-19 như chia sẻ thông tin, cứu trợ kinh tế toàn cầu và các biện pháp y tế công phối hợp.

Tính cấp thiết của nó xuất phát từ ý nghĩa rằng chủ nghĩa đa phương đang phải đối mặt với những thách thức khó khăn khi chủ nghĩa đơn phương ngày càng phổ biến trong số những người không tin tưởng vào kiến trúc quản trị toàn cầu.

Nhưng sự thành công của các hành động của G7 sẽ phụ thuộc vào mức độ thế giới tin tưởng vào khả năng xử lý khủng hoảng.

Niềm tin và quản trị

Nếu có một từ gói gọn thách thức quản trị khi COVID-19 tàn phá toàn cầu, thì đó sẽ là từ “sự tin cậy." COVID-19 đã phá vỡ mọi khía cạnh của cuộc sống ở các quốc gia bị ảnh hưởng, làm dấy lên nỗi sợ hãi và những bất ổn.

Tuy nhiên, cách người dân phản ứng giờ chỉ gói gọn trong 2 chữ tin tưởng - hoặc không tin - vào các nước láng giềng, hệ thống chăm sóc y tế hoặc phúc lợi và chính quyền của họ.

[''Đại dịch COVID-19 khiến các nước G20 đối mặt với suy thoái kinh tế'']

Khi tình trạng hoảng loạn mua sắm diễn ra trên khắp thế giới, một mô hình quen thuộc lặp đi lặp lại: Người dân đối mặt với sự bất ổn và sợ hãi đã tìm kiếm sự an toàn bằng việc dự trữ lương thực và các nhu yếu phẩm.

Các chuyên gia kinh tế đã quen thuộc với mô hình này: nó minh họa một cách logic bản năng tự bảo vệ trong bối cảnh bất ổn.

Nên có một hệ thống phù hợp để đáp ứng nhu cầu của người dân trong một cuộc khủng hoảng - và sau đó việc thuyết phục họ về điều đó phải là một trong những khía cạnh chính của việc giải quyết dịch COVID-19.

Niềm tin trong nước

Các nhà lãnh đạo cần phải có được sự tin tưởng trong một cuộc khủng hoảng. Việc Tổng thống Donald Trump thông qua cách xử lý cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng đến đường lối chính trị đảng phái: theo các cuộc điều tra tổng hợp của trang web thống kê fivethentyeight.com, khoảng từ 10-16% đảng viên Dân chủ tin tưởng ông Trump xử lý khủng hoảng trong khi phía đảng Cộng hòa là khoảng từ 75-87%.

Bởi vì ông Trump ở trong nước chỉ tập trung vào căn cứ của mình, những người không thuộc đảng Cộng hòa chỉ đơn giản là không tin tưởng ông Trump và một loạt sai lầm của ông đã được ghi chép cẩn thận, điều này sẽ khiến ông khó thực hiện các hành động can thiệp cần thiết.

Thiếu niềm tin đã gây trở ngại cho việc giải quyết khủng hoảng một cách hiệu quả. Sự bất ổn trên thị trường chứng khoán toàn cầu cho thấy hầu hết các công ty và nhà đầu tư không tin tưởng vào việc quản lý dịch bệnh tại các nền kinh tế công nghiệp lớn.

Niềm tin quốc tế

Hợp tác quốc tế cũng đòi hỏi sự tin tưởng - giữa các quốc gia và với các tổ chức quốc tế. Khi khủng hoảng ở Vũ Hán diễn ra hồi tháng 1/2020, Mỹ đã đề nghị gửi hỗ trợ chuyên gia nhưng bị từ chối. Người ta tự hỏi liệu điều ngược lại có đúng hay không khi cuộc khủng hoảng leo thang ở Mỹ và Trung Quốc đề nghị giúp đỡ.

Các quốc gia luôn nghĩ ra các chính sách đối ngoại hỗ trợ lợi ích trong nước và dư luận của họ, nhưng làm như vậy là một vấn đề tế nhị khi nói đến các nước láng giềng gần gũi mà phản ứng của họ cũng có tác động trong nước. Khi một quốc gia tin tưởng rằng nước kia đang xử lý vấn đề một cách hiệu quả, thì mọi thứ đều ổn. Nhưng khi niềm tin đó không được duy trì vì không đủ thông tin, họ có thể buộc phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thậm chí phải hy sinh lợi ích kinh tế, nếu chỉ để làm giảm áp lực trong nước.

Trong những ngày đầu của dịch COVID-19 ở Vũ Hán, một số quốc gia đã làm Bắc Kinh nổi giận khi họ tuyên bố cấm du lịch từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện tại chính Trung Quốc cũng đã đặt ra các hạn chế đi lại đối với các quốc gia khác.

Niềm tin đa phương

Hợp tác đa phương đã ở mức thấp nhất trước khi bùng phát khủng hoảng dịch COVID-29. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang trên bờ vực sụp đổ, với cơ chế giải quyết tranh chấp bị phá vỡ. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn mới chỉ bắt đầu có dấu hiệu giảm bớt, đã khiến nhiều nước phải chống chọi lại với cả hai siêu cường này. Anh đã chọn đi cùng Huawei trong cơ sở hạ tầng 5G của mình trái với mong muốn của Mỹ, trong khi các đối tác của Trung Quốc đang xem xét các dự án cơ sở hạ tầng vì lo ngại mắc nợ. Sự thiếu tin tưởng vào hệ thống đa phương diễn ra trước khi bùng phát dịch COVID-19.

Về dịch COVID-19, WHO ban đầu bị chỉ trích ở châu Á vì đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp từ đầu tháng 1. Họ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 31/1 và sau đó là đại dịch vào ngày 11/3. Tuy nhiên, tuyên bố khẩn cấp vào ngày 31/1 dường như bị bỏ qua bởi bất kỳ ai ở bên ngoài châu Á và nhiều quốc gia hiện đang phải trả giá cho việc này.

Dịch COVID-19 thách thức khả năng xử lý khủng hoảng của Khối G7 ảnh 2Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Leipzig, Đức ngày 25/3/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Tuy nhiên, người ta phải hỏi tại sao cảnh báo của WHO không được thực hiện: Nó có đủ tính hợp pháp và tin cậy để được thực hiện nghiêm túc hay không?

Xây dựng lại niềm tin bị phá vỡ

Dù thế nào đi chăng nữa, đại dịch hiện đang xảy ra. Lợi ích quốc gia trên toàn cầu đã hội tụ trước đại dịch và sẽ cần sự hợp tác đa phương để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Vì vậy, việc G7 cùng nhau giải quyết dịch bệnh nên được hoan nghênh, mặc dù đó chỉ là bước khởi đầu. Các quốc gia dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, tất cả đều có cùng một mối quan tâm: phải tiêu diệt dịch bệnh này càng nhanh càng tốt.

Hiện tại, chúng ta đang chứng kiến sự thành công rõ rệt ở Singapore, Trung Quốc và Hàn Quốc khi đã vô hiệu hóa mối đe dọa virus corona ở trong nước. Họ đã quản lý các hệ thống có hiệu quả và đáng tin cậy để ngăn chặn sự bùng phát của virus. Trong khi nhiều quốc gia vẫn cần áp dụng các biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong nước, đây cũng là cơ hội hiếm có để củng cố một hệ thống đa phương vốn đang gặp khó khăn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục