Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), sau một thời gian tạm lắng, dịch cúm gia cầm đã bùng phát trở lại và đang có nguy cơ lây lan ra diện rộng.
Tính đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại năm tỉnh là Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 14.000 con.
Mặc dù, các địa phương đang tiến hành nhiều biện pháp khoanh vùng dập dịch, tiêm phòng đàn gia cầm, tiêu độc khử trùng môi trường, nhưng theo đánh giá của Cục Thú y, nguy cơ dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng là rất cao trong thời gian tới, đặc biệt là những nơi có ổ dịch cũ.
Nguyên nhân là do việc tái đàn chăn nuôi sau Tết tăng mạnh, thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm.
Lo ngại nhất hiện nay là virus trong không khí và vẫn còn lưu hành trên gia cầm và thủy cầm, nên Cục Thú y sẽ liên tục cập nhật các thông tin về chủng virus để thông báo cho các địa phương để địa phương chủ động sử dụng loại vắcxin hiệu quả cũng như triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch khi dịch lây lan
Bên cạnh đó, tình trạng gà nhập lậu đang có chiều hướng gia tăng, đây cũng là một mối lo ngại lớn về dịch bệnh đối với chăn nuôi.
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 6-7 tấn gà nhập lậu từ Trung Quốc về Hưng Yên, sau đó được vận chuyển về chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội).
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương có dịch phải tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm nghi mắc bệnh, tiêu độc, khử trùng và quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch.
Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển gia cầm qua vùng dịch thì phải đi theo tuyến đường do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh quy định, khử trùng tiêu độc ngay phương tiện vận chuyển sau khi đi qua vùng dịch.
Tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà; địa phương cần xác định cụ thể các địa bàn có nguy cơ cao để ưu tiên tiêm phòng (khu vực giáp biên giới Campuchia, có ổ dịch cũ, xunh quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao).
Ngoài ra, cần tuyên truyền thường xuyên và liên tục về tác hại, nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; quy định vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiên thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm và lây cho người, khai báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia cầm mắc bệnh.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ giao mua dự trữ 40 triệu liều vắcxin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Thời gian thực hiện từ ngày 1/3 đến ngày 31/12/2013./.
Tính đến thời điểm này, dịch cúm gia cầm đã xuất hiện tại năm tỉnh là Điện Biên, Kiên Giang, Khánh Hòa, Hậu Giang và Tây Ninh với số gia cầm mắc bệnh và tiêu hủy là hơn 14.000 con.
Mặc dù, các địa phương đang tiến hành nhiều biện pháp khoanh vùng dập dịch, tiêm phòng đàn gia cầm, tiêu độc khử trùng môi trường, nhưng theo đánh giá của Cục Thú y, nguy cơ dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng là rất cao trong thời gian tới, đặc biệt là những nơi có ổ dịch cũ.
Nguyên nhân là do việc tái đàn chăn nuôi sau Tết tăng mạnh, thời tiết biến đổi làm giảm sức đề kháng của gia cầm.
Lo ngại nhất hiện nay là virus trong không khí và vẫn còn lưu hành trên gia cầm và thủy cầm, nên Cục Thú y sẽ liên tục cập nhật các thông tin về chủng virus để thông báo cho các địa phương để địa phương chủ động sử dụng loại vắcxin hiệu quả cũng như triển khai các biện pháp phòng chống, dập dịch khi dịch lây lan
Bên cạnh đó, tình trạng gà nhập lậu đang có chiều hướng gia tăng, đây cũng là một mối lo ngại lớn về dịch bệnh đối với chăn nuôi.
Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi, hiện trung bình mỗi ngày có khoảng 6-7 tấn gà nhập lậu từ Trung Quốc về Hưng Yên, sau đó được vận chuyển về chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Hà Nội).
Trước diễn biến của dịch cúm gia cầm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương có dịch phải tổ chức tiêu hủy ngay đàn gia cầm nghi mắc bệnh, tiêu độc, khử trùng và quản lý chặt ổ dịch, nghiêm cấm việc vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm ra ngoài vùng dịch.
Trong trường hợp bắt buộc phải vận chuyển gia cầm qua vùng dịch thì phải đi theo tuyến đường do Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm của tỉnh quy định, khử trùng tiêu độc ngay phương tiện vận chuyển sau khi đi qua vùng dịch.
Tổ chức tiêm phòng triệt để cho đàn vịt, khuyến khích tiêm phòng cho đàn gà; địa phương cần xác định cụ thể các địa bàn có nguy cơ cao để ưu tiên tiêm phòng (khu vực giáp biên giới Campuchia, có ổ dịch cũ, xunh quanh khu vực có ổ dịch mới, nơi có mật độ chăn nuôi gia cầm cao).
Ngoài ra, cần tuyên truyền thường xuyên và liên tục về tác hại, nguy hiểm của bệnh cúm gia cầm; vận động người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh; quy định vận chuyển, giết mổ, buôn bán, tiên thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm; hướng dẫn các biện pháp phòng chống bệnh trên gia cầm và lây cho người, khai báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc nhân viên thú y khi phát hiện gia cầm mắc bệnh.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ giao mua dự trữ 40 triệu liều vắcxin cúm gia cầm để tiêm phòng bao vây khẩn cấp khi có dịch xảy ra. Thời gian thực hiện từ ngày 1/3 đến ngày 31/12/2013./.
Thành Trung (TTXVN)