Ngày 29/3, tại Hà Nội, Bộ Tư pháp và Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Diễn đàn đối thoại chính sách pháp luật lần thứ hai về lĩnh vực “Pháp luật Tố tụng hành chính.”
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, đối thoại chính sách được thực hiện thông qua Diễn đàn Đối tác Pháp luật thường niên và các Diễn đàn đối thoại chính sách hàng quý theo chuyên đề đã trở thành một thiết chế thường xuyên, phục vụ hiệu quả hoạt động điều phối viện trợ và xây dựng chiến lược - một trong những nội dung quan trọng được quy định trong kế hoạch chung Một Liên hợp quốc ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên khẳng định mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực lập pháp về tố tụng hành chính nhưng hệ thống pháp luật về tố tụng hành chính cũng như hoạt động của Tòa án hành chính Việt Nam vẫn cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn chỉnh.
Diễn đàn sẽ là nơi chia sẻ, cập nhật thông tin, trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các nội dung liên quan đến pháp luật tố tụng hành chính, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án hành chính tại Việt Nam.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe tiến sĩ Đào Thị Xuân Lan, Thẩm phán-Chánh án Tòa Hành chính, Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu những nội dung mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành, trong đó nhấn mạnh tới khái niệm “quyết định hành chính”; các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án; điều kiện khởi kiện vụ án hành chính; đối thoại trong tố tụng hành chính.
Tiến sĩ Xuân Lan đã trao đổi về cơ chế xử lý đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng những đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; cơ chế xử lý đối với trường hợp đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặt phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án.
Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đã nêu lên những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính.
Một trong những nội dung được đề cập tới là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước và nhân dân để thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hành chính và trách nhiệm trong chấp hành pháp luật về thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hành chính. Nâng cao chất lượng xét xử đối với các vụ án hành chính cũng là vấn đề được Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trong xem xét, giải quyết các quyết định của Tòa án tối cao và nhận xét đối với cơ chế của Việt Nam; ông Nicholas Booth, cố vấn pháp quyền và tiếp cận công lý (UNDP Việt Nam) giới thiệu về tính chung thẩm của bản án - Nhìn từ các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế./.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên cho biết, đối thoại chính sách được thực hiện thông qua Diễn đàn Đối tác Pháp luật thường niên và các Diễn đàn đối thoại chính sách hàng quý theo chuyên đề đã trở thành một thiết chế thường xuyên, phục vụ hiệu quả hoạt động điều phối viện trợ và xây dựng chiến lược - một trong những nội dung quan trọng được quy định trong kế hoạch chung Một Liên hợp quốc ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc.
Thứ trưởng Hoàng Thế Liên khẳng định mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực lập pháp về tố tụng hành chính nhưng hệ thống pháp luật về tố tụng hành chính cũng như hoạt động của Tòa án hành chính Việt Nam vẫn cần được nghiên cứu để tiếp tục hoàn chỉnh.
Diễn đàn sẽ là nơi chia sẻ, cập nhật thông tin, trao đổi, thảo luận chuyên sâu về các nội dung liên quan đến pháp luật tố tụng hành chính, bổ sung kinh nghiệm thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Tòa án hành chính tại Việt Nam.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe tiến sĩ Đào Thị Xuân Lan, Thẩm phán-Chánh án Tòa Hành chính, Tòa án nhân dân tối cao giới thiệu những nội dung mới của Luật Tố tụng hành chính năm 2010 so với Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính hiện hành, trong đó nhấn mạnh tới khái niệm “quyết định hành chính”; các khiếu kiện hành chính thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án; điều kiện khởi kiện vụ án hành chính; đối thoại trong tố tụng hành chính.
Tiến sĩ Xuân Lan đã trao đổi về cơ chế xử lý đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có sai lầm nghiêm trọng những đã hết thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm; cơ chế xử lý đối với trường hợp đã có quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhưng phát hiện sai lầm nghiêm trọng hoặt phát hiện có tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung vụ án.
Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia đã nêu lên những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành án hành chính.
Một trong những nội dung được đề cập tới là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn các quy định về thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đến lãnh đạo các cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp nhà nước và nhân dân để thấy rõ quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia tố tụng hành chính và trách nhiệm trong chấp hành pháp luật về thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hành chính. Nâng cao chất lượng xét xử đối với các vụ án hành chính cũng là vấn đề được Thạc sỹ Đặng Thanh Sơn nhấn mạnh.
Tại diễn đàn, các đại biểu đã nghe tiến sĩ Nguyễn Văn Hiện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trong xem xét, giải quyết các quyết định của Tòa án tối cao và nhận xét đối với cơ chế của Việt Nam; ông Nicholas Booth, cố vấn pháp quyền và tiếp cận công lý (UNDP Việt Nam) giới thiệu về tính chung thẩm của bản án - Nhìn từ các tiêu chuẩn và thực tiễn quốc tế./.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)