Từ tháng 8/2009 tới tháng 7/2010, diện tích bị chặt phá tại rừng Amazon là 6.451km2, mức thấp nhất được thống kê trong lịch sử.
Ngày 2/12, Bộ trưởng Môi trường Brazil Izabella Teixeira cho biết con số trên tương đương mức giảm 14% so với chu kỳ 12 tháng trước đó (8/2008-9/2008), nhưng vẫn cao hơn so với mục tiêu mà Chính phủ Brazil đề ra là 5.000km2.
Tuy nhiên, bà Teixeira nhấn mạnh chỉ số trên là rất khả quan và là niềm tự hào của đất nước lớn nhất Nam Mỹ khi tham dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đang diễn ra tại thành phố Cancun của Mexico.
Do là nước có cơ cấu năng lượng mang tính tái tạo cao, việc giảm tỷ lệ chặt phá rừng là nhiệm vụ chính của Brazil trong mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Phá rừng là thủ phạm gây ra tới 2/3 lượng khí thải CO2 của quốc gia Nam Mỹ này.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Để bảo vệ “lá phổi hành tinh,” trong những năm qua, Chính phủ Brazil đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ rừng Amazon.
Đó là các biện pháp như lập hệ thống theo dõi và cảnh báo phá rừng qua vệ tinh, lập “vành đai lửa” chống buôn lậu gỗ, tăng mức phạt đối với những người chăn thả gia súc và trồng cây nông nghiệp không đúng quy định, cấp tín dụng ưu đãi và tạo điều kiện chuyển nghề cho những gia đình sống dựa vào việc khai thác gỗ.
Brazil còn cấp chứng chỉ cho 2.500 gia đình đăng ký phát triển kinh tế theo mô hình bền vững trong Đại khu Kinh tế-sinh thái Amazon./.
Ngày 2/12, Bộ trưởng Môi trường Brazil Izabella Teixeira cho biết con số trên tương đương mức giảm 14% so với chu kỳ 12 tháng trước đó (8/2008-9/2008), nhưng vẫn cao hơn so với mục tiêu mà Chính phủ Brazil đề ra là 5.000km2.
Tuy nhiên, bà Teixeira nhấn mạnh chỉ số trên là rất khả quan và là niềm tự hào của đất nước lớn nhất Nam Mỹ khi tham dự Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, đang diễn ra tại thành phố Cancun của Mexico.
Do là nước có cơ cấu năng lượng mang tính tái tạo cao, việc giảm tỷ lệ chặt phá rừng là nhiệm vụ chính của Brazil trong mục tiêu cắt giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Phá rừng là thủ phạm gây ra tới 2/3 lượng khí thải CO2 của quốc gia Nam Mỹ này.
Amazon là rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Để bảo vệ “lá phổi hành tinh,” trong những năm qua, Chính phủ Brazil đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ rừng Amazon.
Đó là các biện pháp như lập hệ thống theo dõi và cảnh báo phá rừng qua vệ tinh, lập “vành đai lửa” chống buôn lậu gỗ, tăng mức phạt đối với những người chăn thả gia súc và trồng cây nông nghiệp không đúng quy định, cấp tín dụng ưu đãi và tạo điều kiện chuyển nghề cho những gia đình sống dựa vào việc khai thác gỗ.
Brazil còn cấp chứng chỉ cho 2.500 gia đình đăng ký phát triển kinh tế theo mô hình bền vững trong Đại khu Kinh tế-sinh thái Amazon./.
(TTXVN/Vietnam+)