Ngày 8/6, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia về chủ đề “Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam: một số vấn đề lý luận - thực tiễn mới đang đặt ra.”
Hội thảo là một bước khởi động cho việc tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị các luận cứ khoa học góp phần phục vụ việc soạn thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Báo cáo Đề dẫn hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường là một trong những vấn đề lý luận - thực tiễn trọng yếu, có tính chất nền tảng của toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Đây là vấn đề mới, rất phức tạp nhìn từ cả hai chiều cạnh lý luận và thực tiễn.
Đến nay, sau gần 27 năm đổi mới, nhận thức của cán bộ, đảng viên, của giới nghiên cứu lý luận trong nước còn rất khác nhau. Đặt trong mối quan hệ với đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong mối quan hệ với yêu cầu, xu hướng phát triển của đất nước, với cuộc sống hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường không chỉ là cần thiết, mà còn là yêu cầu cốt tử. Kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường là một trong những nguyên tắc căn bản, có tính nền tảng của toàn bộ quá trình đổi mới đang và sẽ được tiếp tục ở Việt Nam.
Hội thảo điểm lại một cách khái quát quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường qua gần 27 năm đổi mới; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau gần 27 năm đổi mới và nêu những vấn đề lớn đang đặt ra.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tập trung đề xuất những quan niệm mới về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và những quan điểm mới có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững hơn.
Hội thảo đánh giá, phân tích những kinh nghiệm quốc tế về: phát triển kinh tế thị trường, việc giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội, sử dụng kinh tế thị trường để tạo lập những điều kiện, tiền đề cần thiết cho xã hội tương lai. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đúc kết, làm rõ những vấn đề có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới; đề xuất những quan niệm, quan điểm, cơ chế, chính sách mới về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Tại hội thảo, nhà khoa học đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường và thực trạng thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa qua gần 27 năm đổi mới ở Việt Nam nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thực lực của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; vai trò thực tế của kinh tế thị trường trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, trong việc tạo lập bước đầu những điều kiện, tiền đề, cơ sở - vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội; kết quả hội nhập kinh tế quốc tế; kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…
Các nhà khoa học đề xuất được những quan niệm, quan điểm và các cơ chế chính sách mới bảo đảm để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chuyển sang phát triển theo chiều sâu, với chất lượng tổng thể thực sự cao hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030./.
Hội thảo là một bước khởi động cho việc tổng kết 30 năm đổi mới, chuẩn bị các luận cứ khoa học góp phần phục vụ việc soạn thảo văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Báo cáo Đề dẫn hội thảo, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Viết Thông, Tổng Thư ký Hội đồng Lý luận Trung ương nêu rõ: Định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường là một trong những vấn đề lý luận - thực tiễn trọng yếu, có tính chất nền tảng của toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển ở Việt Nam. Đây là vấn đề mới, rất phức tạp nhìn từ cả hai chiều cạnh lý luận và thực tiễn.
Đến nay, sau gần 27 năm đổi mới, nhận thức của cán bộ, đảng viên, của giới nghiên cứu lý luận trong nước còn rất khác nhau. Đặt trong mối quan hệ với đường lối chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong mối quan hệ với yêu cầu, xu hướng phát triển của đất nước, với cuộc sống hiện tại và tương lai của nhân dân Việt Nam, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường không chỉ là cần thiết, mà còn là yêu cầu cốt tử. Kiên trì giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường là một trong những nguyên tắc căn bản, có tính nền tảng của toàn bộ quá trình đổi mới đang và sẽ được tiếp tục ở Việt Nam.
Hội thảo điểm lại một cách khái quát quá trình phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường qua gần 27 năm đổi mới; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa sau gần 27 năm đổi mới và nêu những vấn đề lớn đang đặt ra.
Tại hội thảo, các nhà nghiên cứu, nhà khoa học tập trung đề xuất những quan niệm mới về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam và những quan điểm mới có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển nhanh và bền vững hơn.
Hội thảo đánh giá, phân tích những kinh nghiệm quốc tế về: phát triển kinh tế thị trường, việc giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề kinh tế và các vấn đề xã hội, sử dụng kinh tế thị trường để tạo lập những điều kiện, tiền đề cần thiết cho xã hội tương lai. Trên cơ sở đó, các nhà khoa học đúc kết, làm rõ những vấn đề có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và sắp tới; đề xuất những quan niệm, quan điểm, cơ chế, chính sách mới về định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Tại hội thảo, nhà khoa học đánh giá thực trạng phát triển kinh tế thị trường và thực trạng thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa qua gần 27 năm đổi mới ở Việt Nam nhìn từ góc độ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, thực lực của nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; vai trò thực tế của kinh tế thị trường trong việc thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,” trong việc giải phóng sức sản xuất của xã hội, trong việc tạo lập bước đầu những điều kiện, tiền đề, cơ sở - vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội; kết quả hội nhập kinh tế quốc tế; kết quả giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội…
Các nhà khoa học đề xuất được những quan niệm, quan điểm và các cơ chế chính sách mới bảo đảm để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chuyển sang phát triển theo chiều sâu, với chất lượng tổng thể thực sự cao hơn trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và 2030./.
Hương Thủy (TTXVN)