Ngày 21/3, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận và cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua khen thưởng.
Các ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành và tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc thay đổi thời hạn từ hàng năm lên 5 năm xét một lần đối với Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; nâng thời gian xét khen thưởng đối với một số danh hiệu vinh dự Nhà nước (2 năm lên 3 năm), giải thưởng Nhà nước (2 năm lên 5 năm), Cờ thi đua của Chính phủ từ hàng năm lên 3 năm… là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, khắc phục việc công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng tràn lan, tính tiêu biểu, nêu gương chưa cao, ý nghĩa tôn vinh, giáo dục còn hạn chế.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, tính chất thi đua và khen thưởng trong Luật Thi đua, khen thưởng không gắn liền với nhau. Các tiêu chuẩn khen thưởng không chặt chẽ dẫn đến khen thưởng tràn lan, chạy khen thưởng, điều này cũng gắn với việc chạy chức, chạy quyền. Do đó, việc sửa đổi Luật, nâng cao tiêu chuẩn là cần thiết. Trên cơ sở đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa chặt chẽ, không có sơ sở đánh giá, đại biểu đề nghị cần định lượng hóa, xác định cho từng loại đối tượng, từng hình thức khen thưởng, từng hình thức vinh danh Nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị dự thảo Luật định lượng hơn về tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng để khắc phục việc khen thưởng tràn lan, phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, thủ tục bình xét và việc tổ chức thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà thừa nhận dự thảo Luật còn định tính nhiều, định lượng ít, song để định lượng được là rất khó, từng loại hình có những quy định khác nhau, do đó nên để Nghị định Chính phủ quy định chi tiết.
Đồng tình với việc cần phải vinh danh các nhà khoa học có nhiều công lao, đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến băn khoăn về danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà khoa học nhân dân,” “Nhà khoa học ưu tú.”
Các ý kiến cho rằng, Ban soạn thảo chưa làm rõ căn cứ đối với danh hiệu này, cũng như về tiêu chuẩn có sự trùng lắp và chưa hợp lý giữa các đối tượng được tặng danh hiệu này với các đối tượng được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh,” “Giải thưởng nhà nước,” “Nhà giáo nhân dân,” “Nhà giáo ưu tú,” “Huân chương lao động” và các loại huân chương khác. Đồng thời đề nghị cần đánh giá danh hiệu này trong mối tương quan chung với các đối tượng khác như: nhà báo, nhà văn, doanh nhân, luật gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng quy định như vậy chưa phù hợp, danh hiệu ưu tú và nhân dân chỉ áp dụng cho một số nghề nghiệp đặc thù quá trình cống hiến phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Thành tựu sáng tạo, những cống hiến của nhà khoa học đã được vinh danh bằng giải thưởng, họ hoạt động gắn với lĩnh vực nào thì được phong tặng danh hiệu ở lĩnh vực đó, không thể là “nhà khoa học nhân dân” được.
Song, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại nêu quan điểm cần phân biệt giữa các công trình được xét tặng với cá nhân họ. Các giải thưởng là gắn với những công trình của nhà khoa học, bản thân nhà khoa học cần được vinh danh để khuyến khích sự cống hiến của họ.
Cũng liên quan đến danh hiệu vinh dự Nhà nước, Tờ trình của Chính phủ đề nghị bổ sung danh hiệu “Danh nhân” là danh hiệu vinh dự nhà nước vào dự án Luật. Không đồng tình với quan điểm này, ông Đào Trọng Thi lý giải: để đánh giá danh nhân phải có hội thảo, phải được đông đảo nhân dân các giới trong xã hội thừa nhận, không phải là quy trình thi đua khen thưởng.
Theo Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong điều kiện hiện nay, chưa nên đưa các danh hiệu này vào dự án Luật, cần chuẩn bị căn cứ đầy đủ hơn để xem xét trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật thi đua, khen thưởng.
Đánh giá dự thảo Luật đã có tính khái quát rộng hơn, phù hợp với thực tế hơn, khắc phục được tình trạng khen thưởng tràn lan, khen thưởng hình thức, đặc biệt là tình trạng chạy thi đua khen thưởng thời gian qua, song Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương vẫn băn khoăn về vấn đề khen thưởng với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Đại biểu đặt câu hỏi: đại biểu chuyên trách theo quy định của Luật được khen thế nào? Một số ý kiến cũng bày tỏ băn khoăn xung quanh việc các cơ quan của Quốc hội có được khen thưởng không? Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ công tác thi đua, khen thưởng đối với tổ chức chính trị, đại biểu dân cử trong dự thảo Luật. Nhóm này có thể quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật và giao thẩm quyền cho cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị và Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.
Nhiều ý kiến đề nghị nên tặng thưởng Huy chương thanh niên xung phong cho cả lực lượng thanh niên xung phong trong kháng chiến cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước./.
Các ý kiến nhất trí về sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật thi đua, khen thưởng nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong quy định hiện hành và tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc thay đổi thời hạn từ hàng năm lên 5 năm xét một lần đối với Chiến sỹ thi đua toàn quốc, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; nâng thời gian xét khen thưởng đối với một số danh hiệu vinh dự Nhà nước (2 năm lên 3 năm), giải thưởng Nhà nước (2 năm lên 5 năm), Cờ thi đua của Chính phủ từ hàng năm lên 3 năm… là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, khắc phục việc công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng tràn lan, tính tiêu biểu, nêu gương chưa cao, ý nghĩa tôn vinh, giáo dục còn hạn chế.
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa, tính chất thi đua và khen thưởng trong Luật Thi đua, khen thưởng không gắn liền với nhau. Các tiêu chuẩn khen thưởng không chặt chẽ dẫn đến khen thưởng tràn lan, chạy khen thưởng, điều này cũng gắn với việc chạy chức, chạy quyền. Do đó, việc sửa đổi Luật, nâng cao tiêu chuẩn là cần thiết. Trên cơ sở đánh giá các tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng trong dự thảo Luật còn chung chung, chưa chặt chẽ, không có sơ sở đánh giá, đại biểu đề nghị cần định lượng hóa, xác định cho từng loại đối tượng, từng hình thức khen thưởng, từng hình thức vinh danh Nhà nước.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị dự thảo Luật định lượng hơn về tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng để khắc phục việc khen thưởng tràn lan, phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, thủ tục bình xét và việc tổ chức thực hiện.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban Thi đua-Khen thưởng Trung ương Trần Thị Hà thừa nhận dự thảo Luật còn định tính nhiều, định lượng ít, song để định lượng được là rất khó, từng loại hình có những quy định khác nhau, do đó nên để Nghị định Chính phủ quy định chi tiết.
Đồng tình với việc cần phải vinh danh các nhà khoa học có nhiều công lao, đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên, vẫn còn có ý kiến băn khoăn về danh hiệu vinh dự nhà nước “Nhà khoa học nhân dân,” “Nhà khoa học ưu tú.”
Các ý kiến cho rằng, Ban soạn thảo chưa làm rõ căn cứ đối với danh hiệu này, cũng như về tiêu chuẩn có sự trùng lắp và chưa hợp lý giữa các đối tượng được tặng danh hiệu này với các đối tượng được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh,” “Giải thưởng nhà nước,” “Nhà giáo nhân dân,” “Nhà giáo ưu tú,” “Huân chương lao động” và các loại huân chương khác. Đồng thời đề nghị cần đánh giá danh hiệu này trong mối tương quan chung với các đối tượng khác như: nhà báo, nhà văn, doanh nhân, luật gia.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Đào Trọng Thi cho rằng quy định như vậy chưa phù hợp, danh hiệu ưu tú và nhân dân chỉ áp dụng cho một số nghề nghiệp đặc thù quá trình cống hiến phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân. Thành tựu sáng tạo, những cống hiến của nhà khoa học đã được vinh danh bằng giải thưởng, họ hoạt động gắn với lĩnh vực nào thì được phong tặng danh hiệu ở lĩnh vực đó, không thể là “nhà khoa học nhân dân” được.
Song, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu lại nêu quan điểm cần phân biệt giữa các công trình được xét tặng với cá nhân họ. Các giải thưởng là gắn với những công trình của nhà khoa học, bản thân nhà khoa học cần được vinh danh để khuyến khích sự cống hiến của họ.
Cũng liên quan đến danh hiệu vinh dự Nhà nước, Tờ trình của Chính phủ đề nghị bổ sung danh hiệu “Danh nhân” là danh hiệu vinh dự nhà nước vào dự án Luật. Không đồng tình với quan điểm này, ông Đào Trọng Thi lý giải: để đánh giá danh nhân phải có hội thảo, phải được đông đảo nhân dân các giới trong xã hội thừa nhận, không phải là quy trình thi đua khen thưởng.
Theo Thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, trong điều kiện hiện nay, chưa nên đưa các danh hiệu này vào dự án Luật, cần chuẩn bị căn cứ đầy đủ hơn để xem xét trong quá trình sửa đổi toàn diện Luật thi đua, khen thưởng.
Đánh giá dự thảo Luật đã có tính khái quát rộng hơn, phù hợp với thực tế hơn, khắc phục được tình trạng khen thưởng tràn lan, khen thưởng hình thức, đặc biệt là tình trạng chạy thi đua khen thưởng thời gian qua, song Trưởng Ban công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương vẫn băn khoăn về vấn đề khen thưởng với đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Đại biểu đặt câu hỏi: đại biểu chuyên trách theo quy định của Luật được khen thế nào? Một số ý kiến cũng bày tỏ băn khoăn xung quanh việc các cơ quan của Quốc hội có được khen thưởng không? Thường vụ Quốc hội đề nghị làm rõ công tác thi đua, khen thưởng đối với tổ chức chính trị, đại biểu dân cử trong dự thảo Luật. Nhóm này có thể quy định mang tính nguyên tắc trong dự thảo Luật và giao thẩm quyền cho cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị và Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể.
Nhiều ý kiến đề nghị nên tặng thưởng Huy chương thanh niên xung phong cho cả lực lượng thanh niên xung phong trong kháng chiến cũng như trong thời kỳ hòa bình, xây dựng và bảo vệ đất nước./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)