Ngày 26/3, trong cuộc họp của Hiệp hội mía đường Việt Nam vừa tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp cho biết họ như đang “ngồi trên đống lửa” bởi giá đường đang từ “sốt cao,” nay đã chuyển nhanh thành “rét,” thậm chí tiêu thụ trong tình trạng “đóng băng."
Trồi sụt theo thị trường thế giới
Tính đến ngày 15/3, các nhà máy đường đã ép 8,3 triệu tấn mía, sản xuất 762.100 tấn đường, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 15.000 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ ngày 20/2 đến 15/3 là 73.500 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 40.000 tấn.
Theo các doanh nghiệp mía đường, thời gian qua giá đường thế giới diễn biến theo chiều hướng tăng giảm thất thường và đạt đỉnh vào đầu tháng 1, ngày 25/1 giá đường đã lên tới 753,2 USD/tấn, nhưng đến cuối tháng 2 giảm xuống còn 699,9 USD/tấn và đến tháng 3 giảm mạnh chỉ còn 532,6 USD/tấn.
Cùng với sự biến động, giá đường trong nước cũng tăng dần từ đầu vụ, đạt đỉnh vào cuối tháng 1 (17.500 đồng/kg) và giảm mạnh vào giữa tháng 3 (chỉ còn 14.800 đến 15.200 đồng/kg). Thế nhưng, theo nhiều doanh nghiệp, dù giá đã giảm mạnh như vậy nhưng gần như các doanh nghiệp đều không bán được hàng.
Chính vì vậy, trên thực tế hiện mặt hàng đường rơi vào tình trạng “không có giá” bởi trước sức ép về vốn, cần tiền trả cho người trồng mía, một số doanh nghiệp đã buộc phải xuất hàng với bất kỳ giá nào bên mua đưa ra.
Không chỉ khổ về giá, niên vụ 2009-2010 các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, do đường được giá từ cuối niên vụ 2008-2009 nên một số nhà máy vào vụ sản xuất sớm, mặc dù mía chưa chín.
Tại Đông Nam Bộ, các nhà máy đường cũng vào vụ sớm nhưng do ít mía đã phải kết thúc vụ sớm trước Tết Canh Dần.
Tình trạng tranh mua nguyên liệu khiến diễn ra khá phổ biến trong niên vụ này, nhất là ở khu vực miền Trung, nơi phải hứng chịu hai cơn bão số 9 và 11 trong năm 2009, khiến vùng mía nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng nề.
Trước những lộn xộn này, các doanh nghiệp nhận định đây là một vụ đường vô cùng bất ổn và cần những giải pháp lâu dài, những quy chế cứng rắn để không xảy ra tình trạng “phá rào” như trước.
Cần một giá hợp lý nhất
Trong khi Chính phủ đang kêu gọi kìm hãm không để tăng giá các mặt hàng, tại cuộc họp Hiệp hội mía đường lần này, các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc giữ giá đường cao là đi ngược với chủ trương của Chính phủ, nhưng cũng không thể để giá đường “tuột” xuống quá thấp mà ổn định ở giá hợp lý nhất, nếu không ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất và người trồng mía.
Đặc biệt, nếu giá quá thấp, niên vụ 2010-2011, nông dân sẽ từ bỏ cây mía để chuyển sang các loại cây trồng khác, điều này có nghĩa là nguyên liệu đã thiếu sẽ càng thiếu hơn.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đường Cần Thơ nhận định, hiện các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước đang “kẹt hàng,” vì vậy càng cần phải bình tĩnh, bởi có “chen chân” lúc này cũng không thể bán tháo.
Thêm vào đó, Hiệp hội cần nghiên cứu để đưa ra một giá chuẩn đăng ký với Chính phủ, Bộ Tài chính bởi đường là mặt hàng Nhà nước kiểm soát giá chặt chẽ.
Bà Phạm Thị Sum, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa cho biết, việc quan trọng hiện nay là bình ổn được giá đường, các doanh nghiệp phải có sự điều hòa để ổn định giá từ đầu đến cuối năm, phải đưa ra được giá phù hợp nhất để bình ổn theo giá đó.
Trong lúc giá “tuột dốc” như hiện nay, doanh nghiệp chưa nên đưa đường ra mà cần tính toán lại giá. Thêm vào đó, Hiệp hội cần can thiệp với các ngân hàng để giúp một số doanh nghiệp khó khăn về vốn lưu động được vay vốn, để họ không phải bán tháo hàng lấy tiền trả cho người trồng mía.
Để chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp trong Hiệp hội không tuân thủ điều lệ, cố tình tranh mua tranh bán gây lộn xộn ở các vùng nguyên liệu, bà Sum và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác cho rằng, Hiệp hội nên thuê một công ty Luật để giám sát các doanh nghiệp bởi có kỷ cương mà không có kiểm soát thì rất khó để thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, để đối phó với tình hình thị trường thế giới luôn biến động, Hiệp hội cần có tổ tư vấn quốc tế để có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn khi có cơ hội từ tín hiệu thị trường thế giới./.
Trồi sụt theo thị trường thế giới
Tính đến ngày 15/3, các nhà máy đường đã ép 8,3 triệu tấn mía, sản xuất 762.100 tấn đường, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 15.000 tấn. Lượng đường các nhà máy bán ra từ ngày 20/2 đến 15/3 là 73.500 tấn, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 40.000 tấn.
Theo các doanh nghiệp mía đường, thời gian qua giá đường thế giới diễn biến theo chiều hướng tăng giảm thất thường và đạt đỉnh vào đầu tháng 1, ngày 25/1 giá đường đã lên tới 753,2 USD/tấn, nhưng đến cuối tháng 2 giảm xuống còn 699,9 USD/tấn và đến tháng 3 giảm mạnh chỉ còn 532,6 USD/tấn.
Cùng với sự biến động, giá đường trong nước cũng tăng dần từ đầu vụ, đạt đỉnh vào cuối tháng 1 (17.500 đồng/kg) và giảm mạnh vào giữa tháng 3 (chỉ còn 14.800 đến 15.200 đồng/kg). Thế nhưng, theo nhiều doanh nghiệp, dù giá đã giảm mạnh như vậy nhưng gần như các doanh nghiệp đều không bán được hàng.
Chính vì vậy, trên thực tế hiện mặt hàng đường rơi vào tình trạng “không có giá” bởi trước sức ép về vốn, cần tiền trả cho người trồng mía, một số doanh nghiệp đã buộc phải xuất hàng với bất kỳ giá nào bên mua đưa ra.
Không chỉ khổ về giá, niên vụ 2009-2010 các doanh nghiệp vẫn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu trầm trọng. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, do đường được giá từ cuối niên vụ 2008-2009 nên một số nhà máy vào vụ sản xuất sớm, mặc dù mía chưa chín.
Tại Đông Nam Bộ, các nhà máy đường cũng vào vụ sớm nhưng do ít mía đã phải kết thúc vụ sớm trước Tết Canh Dần.
Tình trạng tranh mua nguyên liệu khiến diễn ra khá phổ biến trong niên vụ này, nhất là ở khu vực miền Trung, nơi phải hứng chịu hai cơn bão số 9 và 11 trong năm 2009, khiến vùng mía nguyên liệu bị ảnh hưởng nặng nề.
Trước những lộn xộn này, các doanh nghiệp nhận định đây là một vụ đường vô cùng bất ổn và cần những giải pháp lâu dài, những quy chế cứng rắn để không xảy ra tình trạng “phá rào” như trước.
Cần một giá hợp lý nhất
Trong khi Chính phủ đang kêu gọi kìm hãm không để tăng giá các mặt hàng, tại cuộc họp Hiệp hội mía đường lần này, các doanh nghiệp vẫn cho rằng việc giữ giá đường cao là đi ngược với chủ trương của Chính phủ, nhưng cũng không thể để giá đường “tuột” xuống quá thấp mà ổn định ở giá hợp lý nhất, nếu không ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất và người trồng mía.
Đặc biệt, nếu giá quá thấp, niên vụ 2010-2011, nông dân sẽ từ bỏ cây mía để chuyển sang các loại cây trồng khác, điều này có nghĩa là nguyên liệu đã thiếu sẽ càng thiếu hơn.
Ông Nguyễn Thành Long, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đường Cần Thơ nhận định, hiện các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước đang “kẹt hàng,” vì vậy càng cần phải bình tĩnh, bởi có “chen chân” lúc này cũng không thể bán tháo.
Thêm vào đó, Hiệp hội cần nghiên cứu để đưa ra một giá chuẩn đăng ký với Chính phủ, Bộ Tài chính bởi đường là mặt hàng Nhà nước kiểm soát giá chặt chẽ.
Bà Phạm Thị Sum, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đường Biên Hòa cho biết, việc quan trọng hiện nay là bình ổn được giá đường, các doanh nghiệp phải có sự điều hòa để ổn định giá từ đầu đến cuối năm, phải đưa ra được giá phù hợp nhất để bình ổn theo giá đó.
Trong lúc giá “tuột dốc” như hiện nay, doanh nghiệp chưa nên đưa đường ra mà cần tính toán lại giá. Thêm vào đó, Hiệp hội cần can thiệp với các ngân hàng để giúp một số doanh nghiệp khó khăn về vốn lưu động được vay vốn, để họ không phải bán tháo hàng lấy tiền trả cho người trồng mía.
Để chấm dứt tình trạng các doanh nghiệp trong Hiệp hội không tuân thủ điều lệ, cố tình tranh mua tranh bán gây lộn xộn ở các vùng nguyên liệu, bà Sum và nhiều lãnh đạo doanh nghiệp khác cho rằng, Hiệp hội nên thuê một công ty Luật để giám sát các doanh nghiệp bởi có kỷ cương mà không có kiểm soát thì rất khó để thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, để đối phó với tình hình thị trường thế giới luôn biến động, Hiệp hội cần có tổ tư vấn quốc tế để có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn khi có cơ hội từ tín hiệu thị trường thế giới./.
Liên Phương (Vietnam+)