Sau 5 năm thực hiện (2006-2010), Dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa (PECSME) khu vực phía Nam” đã giảm được 740.000 tấn khí cacbonic
Ngày 25/11, tại hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam,” ông Nguyễn Bá Vinh, Giám đốc PECSME cho biết dự án được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và nhiều nguồn vốn khác với tổng kinh phí 28,7 triệu USD .
Dự án được thực hiện trong năm ngành nghề gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt may, chế biến thực phẩm.
Theo Ban chỉ đạo PECSME, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đã mang đến những hiệu quả không nhỏ cho các doanh nghiệp nhỏ về cả lợi nhuận lẫn vấn đề môi trường như giảm chi phí năng lượng cho ngành gạch là 50%, ngành gốm giảm 40%, các ngành còn lại là 30%; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm như gạch loại 1 tăng 90% năng suất, gốm loại 1 tăng từ 95%-98%, giúp tăng lợi nhuận từ 2-3 lần so với không ứng dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Việc sử dụng hiệu quả năng lượng cũng giúp giảm 4% điện năng tiêu thụ hàng năm (tương đương với 910 triệu kWh) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tiết kiệm 15-20% điện năng tiêu thụ cho hệ thống chiếu sáng dân lập tại các tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An.
Về xã hội, riêng khu vực các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã cải thiện được điều kiện lao động cho 10.000 lao động.
Đặc biệt, trong sáu tháng cuối năm 2010, Trung tâm ứng dụng và Công ty Cổ phần Sài Gòn Sola đang thực hiện chương trình hỗ trợ người tiêu dùng lắp đặt hơn 100 thiết bị nước nóng mặt trời; lắp đặt hầm Biogas chạy máy phát sử dụng công nghệ HDPE cho các trang trại và hộ chăn nuôi gia đình thuộc bảy huyện, thị tỉnh Bình Dương.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2015, dự án này đã góp phần giảm phát thải hơn 2,4 triệu tấn khí cacbonic./.
Ngày 25/11, tại hội thảo “Đánh giá kết quả thực hiện dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực phía Nam,” ông Nguyễn Bá Vinh, Giám đốc PECSME cho biết dự án được thực hiện dưới sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và nhiều nguồn vốn khác với tổng kinh phí 28,7 triệu USD .
Dự án được thực hiện trong năm ngành nghề gạch, gốm sứ, giấy và bột giấy, dệt may, chế biến thực phẩm.
Theo Ban chỉ đạo PECSME, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm đã mang đến những hiệu quả không nhỏ cho các doanh nghiệp nhỏ về cả lợi nhuận lẫn vấn đề môi trường như giảm chi phí năng lượng cho ngành gạch là 50%, ngành gốm giảm 40%, các ngành còn lại là 30%; tăng năng suất, chất lượng sản phẩm như gạch loại 1 tăng 90% năng suất, gốm loại 1 tăng từ 95%-98%, giúp tăng lợi nhuận từ 2-3 lần so với không ứng dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Việc sử dụng hiệu quả năng lượng cũng giúp giảm 4% điện năng tiêu thụ hàng năm (tương đương với 910 triệu kWh) tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, tiết kiệm 15-20% điện năng tiêu thụ cho hệ thống chiếu sáng dân lập tại các tỉnh Lâm Đồng, Vĩnh Long, Long An.
Về xã hội, riêng khu vực các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương đã cải thiện được điều kiện lao động cho 10.000 lao động.
Đặc biệt, trong sáu tháng cuối năm 2010, Trung tâm ứng dụng và Công ty Cổ phần Sài Gòn Sola đang thực hiện chương trình hỗ trợ người tiêu dùng lắp đặt hơn 100 thiết bị nước nóng mặt trời; lắp đặt hầm Biogas chạy máy phát sử dụng công nghệ HDPE cho các trang trại và hộ chăn nuôi gia đình thuộc bảy huyện, thị tỉnh Bình Dương.
Theo đánh giá của Bộ Khoa học và Công nghệ, đến năm 2015, dự án này đã góp phần giảm phát thải hơn 2,4 triệu tấn khí cacbonic./.
Hồng Nhung (TTXVN/Vietnam+)