Doanh nghiệp nước ngoài "bó tay" với nạn hàng giả ở Trung Quốc

Các doanh nghiệp đa quốc gia làm ăn ở Trung Quốc đang đối mặt với cuộc cuộc chiến mà phần thua thường là khá lớn khi họ tìm cách gạt bỏ các sản phẩm nhái ra khỏi thị trường.
Doanh nghiệp nước ngoài "bó tay" với nạn hàng giả ở Trung Quốc ảnh 1Tiêu hủy rượu giả tại Trung Quốc. (Nguồn: THX/TTXVN)

Theo một cuộc khảo sát điều tra mới đây của hãng tin AP (Mỹ), các doanh nghiệp đa quốc gia làm ăn ở Trung Quốc đang đối mặt với cuộc cuộc chiến mà phần thua thường là khá lớn khi họ tìm cách gạt bỏ các sản phẩm nhái ra khỏi thị trường.

Công tác chống hàng giả mà các doanh nghiệp đa quốc gia tiến hành đang vấp phải những hành vi mù mờ gian lận, tạo ra cơ hội dễ dàng hơn để hàng giả, hàng nhái - từ túi khí an toàn trên xe ôtô cho đến các đèn dùng trong dịp Giáng sinh - có thể tới tay người tiêu dùng.

Hầu hết doanh nghiệp phương Tây giao phó công tác chống hàng giả, hàng nhái cho các nhà điều tra tư nhân.

Nhiều vụ bắt giữ hàng giả đồng nghĩa với mức phí cao hơn, dẫn đến những hành vi gian lận trong một lĩnh vực ít được giám sát. Vì vậy, số tiền chi cho cuộc chiến chống hàng giả lại không giúp tình hình trở nên sáng sủa hơn mà đôi khi lại phản tác dụng.

Khảo sát điều tra của AP phát hiện các trường hợp gian lận liên quan tới các sản phẩm có thể gây nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của con người như phụ tùng ô tô, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe cá nhân và linh kiện của các thiết bị điện.

Chính các nhà điều tra được thuê nhiều khi giả mạo giấy tờ và báo cáo sai thực tế dù không có hoạt động thu giữ nào diễn ra, họ thông đồng với các nhà máy sản xuất hàng giả để rồi có thể tự thu giữ và nộp cho các doanh nghiệp phương Tây để nhận tiền công.

Theo ước tính, hàng giả hiện nay là một lĩnh vực kinh doanh béo bở trị giá nhiều tỷ USD tại Trung Quốc, nước sản xuất gần 8-9/10 số mặt hàng giả được thu giữ ở Mỹ./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục