Sau hơn một tháng kể từ khi giá thép tăng đột biến, Bộ Công Thương mới có văn bản chính thức đề nghị các tỉnh, thành phố, Tổng Công ty Thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo nhu cầu thép cho xây dựng và kiềm chế lạm phát.
Sự chậm trễ này đã khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng phải chật vật chống chọi để “sống chung với lũ” tăng giá thép.
Tiến thoái lưỡng nan
Không tiếp tục triển khai dự án thì bất tín và vi phạm hợp đồng với khách hàng, nhưng nếu cứ ngậm đắng mà thi công thì cầm chắc khoản lỗ lớn. Đây là tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mà hầu hết các doanh nghiệp thi công xây lắp đang vướng phải; nhất là với nhà thầu thi công những công trình sử dụng vốn ngân sách, dự án nhà ở xã hội.
Ông Đặng Hoàng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinaconex Xuân Mai cho biết với kết cấu cốt thép chiếm tới 40% giá trị xây lắp thô thì việc tăng giá thép đột biến hiện nay sẽ làm giá thành xây dựng bị đội lên từ 5-6%.
Hiện Vinaconex Xuân Mai đang phải chấp nhận thanh toán các hợp đồng mua thép tăng giá thêm 15% (nếu thanh toán ngay) và tăng 30% nếu thanh toán chậm từ 30-45 ngày như trước đây.
Chính vì vậy, chỉ riêng ở công trình cung cấp dầm sàn cho Nhà Thi đấu thể thao Hà Nội (Mỹ Đình) với giá trị hợp đồng nhỏ khoảng 16 tỷ đồng, trong vòng một tuần, Vinaconex Xuân Mai đã mất hơn 300 triệu đồng do giá thép tăng thêm 1.200 đồng/kg.
Ngay cả một doanh nghiệp được đánh giá là có tiềm lực tài chính mạnh có nhiều kinh nghiệm trong nghề thi công xây lắp như Vinaconex 2 cũng phải thừa nhận mặc dù mức dự trữ phục vụ thi công lên tới 30-40% tổng khối lượng thép xây dựng cần dùng cho một năm nhưng nếu giá thép cứ tăng với mức độ nhanh và biên độ lớn như hiện nay thì giá thành xây lắp chắc chắn sẽ đội lên khoảng 10%.
Khi ấy, dù doanh nghiệp nỗ lực đến mấy cũng khó tạo dựng nên những sản phẩm hợp lý cả về giá lẫn chất lượng như mong muốn của khách hàng.
Một nhà đầu tư bất động sản cho biết với giá thép tăng đột biến như hiện nay, đối với loại hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá, có chủ đầu tư đã phải thay đổi tiêu chuẩn một số loại vật liệu không ràng buộc cụ thể trong hợp đồng đã ký để đảm bảo không bị lỗ (như dự án chung cư ở ngay đường Nguyễn Trãi). Vì vậy chất lượng xây dựng của công trình có thể bị giảm đi phần nào.
Tìm cách “sống chung với lũ”
Trong bối cảnh giá thép tăng từng ngày mà phản ứng của các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp Hội Thép Việt Nam lại chậm chạp thì các doanh nghiệp phải bằng mọi cách tự cứu lấy mình.
Từ kinh nghiệm vượt bão giá thép năm 2008, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex 2 Nguyễn Thùy Chung chia sẻ, với khối lượng thép tiêu thụ lên tới 27.000 tấn/năm, Vinaconex 2 đã trữ thép bằng cách ký kết hợp đồng tín dụng và tạm ứng vốn cho các nhà cung cấp để họ dự trữ hàng cho công ty.
Bên cạnh đó, Vinaconex 2 cũng là bạn hàng “chung thủy” của một số nhà sản xuất thép trong nước. Chính vì vậy, công ty luôn được đảm bảo về nguồn cung thép cũng như hưởng mức giá hợp lý hơn so với các khách hàng thông thường. Ngoài ra, trước các biến động giá, công ty luôn được các đối tác cung cấp thép cảnh báo để có kế hoạch chủ động.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng trường vốn và “may mắn” như Vinaconex 2. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đều cho rằng để giúp doanh nghiệp “vượt lũ,” cơ quan chức năng cần tháo gỡ quy định cứng nhắc về trình nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm khi phê duyệt dự án đầu tư bởi quan trọng nhất là tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đảm bảo chứ không phải tên tuổi của các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Trong khi đó, với tình hình thực tế giá nguyên vật liệu biến động như thép, các nhà cung cấp hoàn toàn có thể “bắt tay” với nhau làm giá và chủ đầu tư cũng như nhà thầu không thể “đỡ” được vì khó thay đổi nhà cung cấp do thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài.
Cơ quan chức năng phải vào cuộc giúp giải nhiệt thị trường
Việc giá thép tăng 3-4 lần trong một tháng như thời gian vừa qua quả là bất thường. Bởi nhà sản xuất nào cũng phải có mức độ dự trữ phôi thép từ 1-2 tháng. Điều này có nghĩa là giá thép tại thời điểm tháng 4 phải phản ánh theo giá phôi thép sản xuất và nhập khẩu của tháng 2 hoặc tháng 3.
Tuy nhiên trên thực tế, khi giá phôi thép trên thế giới vừa tăng lên, giá thép sản xuất trong nước đã được các nhà sản xuất “đẩy lên ngay.” Trái ngược hẳn với lúc giá phôi thép thế giới giảm thì giá thép sản xuất trong nước lại “lững thững” giảm từ từ. Đây chính là những bất cập để các cơ quan chức năng như Cục quản lý giá Bộ Tài chính, Cục quản lý thị trường Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan lưu tâm xử lý.
Về phía Hiệp Hội thép Việt Nam, Chủ tịch Phạm Chí Cường thừa nhận mặc dù thép trong nước tăng giá là phù hợp với quy luật tăng giá thế giới nhưng với mức độ tăng nhanh và biên độ lớn như thời gian vừa qua thì đúng là có yếu tố đầu cơ trục lợi.
Tuy nhiên, Hiệp hội không thể can thiệp buộc các doanh nghiệp sản xuất thép giữ giá mà chỉ có thể đưa ra các cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; còn nhiệm vụ kiểm tra quản lý vẫn là của cơ quan chức năng.
Về phía Bộ Công Thương, ngày 13/4, cơ quan này đã có văn bản đề nghị các tỉnh thành, Tổng Công ty thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam phối hợp chỉ đạo để bình ổn giá thép và cung cầu.
Theo đó, giải pháp quan trọng là các đơn vị sản xuất kinh doanh thép phải minh bạch thông tin thị trường và công khai giá bán thép; quản lý tốt việc phân phối thép theo hướng tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến người sử dụng, giảm các chi phí trung gian, công bố công khai tỷ lệ chiết khấu, chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự sản xuất phôi thép để sớm đưa các dự án này đi vào hoạt động, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu hiện vẫn chiếm tới hơn 30%.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này, mặc dù các giải pháp đối phó được cơ quan chức năng triển khai tuy có chậm nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ giúp giải nhiệt thị trường. Còn về lâu dài, các doanh nghiệp cho rằng để hạn chế tình trạng “làm giá,” thị trường thép trong nước cần có sự “cạnh tranh mở” như nhiều loại vật liệu xây dựng khác./.
Sự chậm trễ này đã khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng phải chật vật chống chọi để “sống chung với lũ” tăng giá thép.
Tiến thoái lưỡng nan
Không tiếp tục triển khai dự án thì bất tín và vi phạm hợp đồng với khách hàng, nhưng nếu cứ ngậm đắng mà thi công thì cầm chắc khoản lỗ lớn. Đây là tình thế “tiến thoái lưỡng nan” mà hầu hết các doanh nghiệp thi công xây lắp đang vướng phải; nhất là với nhà thầu thi công những công trình sử dụng vốn ngân sách, dự án nhà ở xã hội.
Ông Đặng Hoàng Huy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinaconex Xuân Mai cho biết với kết cấu cốt thép chiếm tới 40% giá trị xây lắp thô thì việc tăng giá thép đột biến hiện nay sẽ làm giá thành xây dựng bị đội lên từ 5-6%.
Hiện Vinaconex Xuân Mai đang phải chấp nhận thanh toán các hợp đồng mua thép tăng giá thêm 15% (nếu thanh toán ngay) và tăng 30% nếu thanh toán chậm từ 30-45 ngày như trước đây.
Chính vì vậy, chỉ riêng ở công trình cung cấp dầm sàn cho Nhà Thi đấu thể thao Hà Nội (Mỹ Đình) với giá trị hợp đồng nhỏ khoảng 16 tỷ đồng, trong vòng một tuần, Vinaconex Xuân Mai đã mất hơn 300 triệu đồng do giá thép tăng thêm 1.200 đồng/kg.
Ngay cả một doanh nghiệp được đánh giá là có tiềm lực tài chính mạnh có nhiều kinh nghiệm trong nghề thi công xây lắp như Vinaconex 2 cũng phải thừa nhận mặc dù mức dự trữ phục vụ thi công lên tới 30-40% tổng khối lượng thép xây dựng cần dùng cho một năm nhưng nếu giá thép cứ tăng với mức độ nhanh và biên độ lớn như hiện nay thì giá thành xây lắp chắc chắn sẽ đội lên khoảng 10%.
Khi ấy, dù doanh nghiệp nỗ lực đến mấy cũng khó tạo dựng nên những sản phẩm hợp lý cả về giá lẫn chất lượng như mong muốn của khách hàng.
Một nhà đầu tư bất động sản cho biết với giá thép tăng đột biến như hiện nay, đối với loại hợp đồng trọn gói không điều chỉnh giá, có chủ đầu tư đã phải thay đổi tiêu chuẩn một số loại vật liệu không ràng buộc cụ thể trong hợp đồng đã ký để đảm bảo không bị lỗ (như dự án chung cư ở ngay đường Nguyễn Trãi). Vì vậy chất lượng xây dựng của công trình có thể bị giảm đi phần nào.
Tìm cách “sống chung với lũ”
Trong bối cảnh giá thép tăng từng ngày mà phản ứng của các cơ quan quản lý nhà nước và Hiệp Hội Thép Việt Nam lại chậm chạp thì các doanh nghiệp phải bằng mọi cách tự cứu lấy mình.
Từ kinh nghiệm vượt bão giá thép năm 2008, Phó Tổng Giám đốc Vinaconex 2 Nguyễn Thùy Chung chia sẻ, với khối lượng thép tiêu thụ lên tới 27.000 tấn/năm, Vinaconex 2 đã trữ thép bằng cách ký kết hợp đồng tín dụng và tạm ứng vốn cho các nhà cung cấp để họ dự trữ hàng cho công ty.
Bên cạnh đó, Vinaconex 2 cũng là bạn hàng “chung thủy” của một số nhà sản xuất thép trong nước. Chính vì vậy, công ty luôn được đảm bảo về nguồn cung thép cũng như hưởng mức giá hợp lý hơn so với các khách hàng thông thường. Ngoài ra, trước các biến động giá, công ty luôn được các đối tác cung cấp thép cảnh báo để có kế hoạch chủ động.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng trường vốn và “may mắn” như Vinaconex 2. Vì vậy hầu hết các doanh nghiệp xây lắp đều cho rằng để giúp doanh nghiệp “vượt lũ,” cơ quan chức năng cần tháo gỡ quy định cứng nhắc về trình nguồn gốc và xuất xứ sản phẩm khi phê duyệt dự án đầu tư bởi quan trọng nhất là tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật đảm bảo chứ không phải tên tuổi của các nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Trong khi đó, với tình hình thực tế giá nguyên vật liệu biến động như thép, các nhà cung cấp hoàn toàn có thể “bắt tay” với nhau làm giá và chủ đầu tư cũng như nhà thầu không thể “đỡ” được vì khó thay đổi nhà cung cấp do thủ tục phức tạp, thời gian kéo dài.
Cơ quan chức năng phải vào cuộc giúp giải nhiệt thị trường
Việc giá thép tăng 3-4 lần trong một tháng như thời gian vừa qua quả là bất thường. Bởi nhà sản xuất nào cũng phải có mức độ dự trữ phôi thép từ 1-2 tháng. Điều này có nghĩa là giá thép tại thời điểm tháng 4 phải phản ánh theo giá phôi thép sản xuất và nhập khẩu của tháng 2 hoặc tháng 3.
Tuy nhiên trên thực tế, khi giá phôi thép trên thế giới vừa tăng lên, giá thép sản xuất trong nước đã được các nhà sản xuất “đẩy lên ngay.” Trái ngược hẳn với lúc giá phôi thép thế giới giảm thì giá thép sản xuất trong nước lại “lững thững” giảm từ từ. Đây chính là những bất cập để các cơ quan chức năng như Cục quản lý giá Bộ Tài chính, Cục quản lý thị trường Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan lưu tâm xử lý.
Về phía Hiệp Hội thép Việt Nam, Chủ tịch Phạm Chí Cường thừa nhận mặc dù thép trong nước tăng giá là phù hợp với quy luật tăng giá thế giới nhưng với mức độ tăng nhanh và biên độ lớn như thời gian vừa qua thì đúng là có yếu tố đầu cơ trục lợi.
Tuy nhiên, Hiệp hội không thể can thiệp buộc các doanh nghiệp sản xuất thép giữ giá mà chỉ có thể đưa ra các cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng; còn nhiệm vụ kiểm tra quản lý vẫn là của cơ quan chức năng.
Về phía Bộ Công Thương, ngày 13/4, cơ quan này đã có văn bản đề nghị các tỉnh thành, Tổng Công ty thép Việt Nam và Hiệp hội Thép Việt Nam phối hợp chỉ đạo để bình ổn giá thép và cung cầu.
Theo đó, giải pháp quan trọng là các đơn vị sản xuất kinh doanh thép phải minh bạch thông tin thị trường và công khai giá bán thép; quản lý tốt việc phân phối thép theo hướng tăng tỷ lệ cung ứng trực tiếp đến người sử dụng, giảm các chi phí trung gian, công bố công khai tỷ lệ chiết khấu, chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự sản xuất phôi thép để sớm đưa các dự án này đi vào hoạt động, góp phần giảm bớt sự phụ thuộc vào phôi thép nhập khẩu hiện vẫn chiếm tới hơn 30%.
Trong lúc nước sôi lửa bỏng này, mặc dù các giải pháp đối phó được cơ quan chức năng triển khai tuy có chậm nhưng vẫn được kỳ vọng sẽ giúp giải nhiệt thị trường. Còn về lâu dài, các doanh nghiệp cho rằng để hạn chế tình trạng “làm giá,” thị trường thép trong nước cần có sự “cạnh tranh mở” như nhiều loại vật liệu xây dựng khác./.
Kim Anh-Thu Hằng (Vietnam+)