Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa gửi báo cáo đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về thực trạng và khả năng tiếp cận vốn vay của các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản.
Trong năm 2012, nhóm sản xuất và xuất khẩu cá tra là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn nhất với nhu cầu vay vốn từ 10-1.400 tỷ đồng cho các hoạt động mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến xuất khẩu và thu mua nguyên liệu từ trong dân.
Riêng trong quý 2/2012, các doanh nghiệp cần nguồn vốn khẩn cấp từ 10-500 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến.
Do vậy, VASEP đề xuất ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành. Đơn cử như cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp các doanh nghiệp không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần thẩm định, nghiên cứu cho vay các dự án khả thi của các doanh nghiệp trong phát triển vùng nuôi, liên kết nuôi để đảm bảo nguồn cung, đủ thời gian thu hồi tiền từ xuất khẩu... giúp các doanh nghiệp và ngành cá tra tồn tại và phát triển.
Theo VASEP, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm còn 14,5%/năm từ đầu năm 2012 nhưng số doanh nghiệp tiếp cận được lãi suất ưu đãi này rất hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp đang vay với mức lãi suất 15-19%/năm trong đó tỷ lệ được vay 15% rất khiêm tốn.
Với mức lãi suất cho vay như hiện nay, hầu như không có doanh nghiệp nào dám liều lĩnh vay vốn trong tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn vì cho dù doanh nghiệp có hoạt động tốt đến đâu đi nữa thì lợi nhuận chỉ đủ để trả lãi suất và các chi phí khác mà không có tích lũy thặng dư để tiếp tục phát triển./.
Trong năm 2012, nhóm sản xuất và xuất khẩu cá tra là nhóm có nhu cầu vay vốn lớn nhất với nhu cầu vay vốn từ 10-1.400 tỷ đồng cho các hoạt động mở rộng vùng nuôi cá tra, đảm bảo cho chế biến xuất khẩu và thu mua nguyên liệu từ trong dân.
Riêng trong quý 2/2012, các doanh nghiệp cần nguồn vốn khẩn cấp từ 10-500 tỷ đồng cho các hoạt động đầu tư vào vùng nguyên liệu, giống, thức ăn, bổ sung nguồn vốn lưu động cho hoạt động sản xuất và chế biến.
Do vậy, VASEP đề xuất ngân hàng nên nghiên cứu chính sách linh động phù hợp với đặc thù của ngành. Đơn cử như cho vay ngắn hạn theo đơn hàng tùy theo mức độ và thời gian thanh toán của thị trường để giúp các doanh nghiệp không phải chấp nhận bán giá thấp để xoay vòng vốn, đáo hạn ngân hàng.
Bên cạnh đó, các ngân hàng cần thẩm định, nghiên cứu cho vay các dự án khả thi của các doanh nghiệp trong phát triển vùng nuôi, liên kết nuôi để đảm bảo nguồn cung, đủ thời gian thu hồi tiền từ xuất khẩu... giúp các doanh nghiệp và ngành cá tra tồn tại và phát triển.
Theo VASEP, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm còn 14,5%/năm từ đầu năm 2012 nhưng số doanh nghiệp tiếp cận được lãi suất ưu đãi này rất hạn chế. Hiện nay, doanh nghiệp đang vay với mức lãi suất 15-19%/năm trong đó tỷ lệ được vay 15% rất khiêm tốn.
Với mức lãi suất cho vay như hiện nay, hầu như không có doanh nghiệp nào dám liều lĩnh vay vốn trong tình hình thị trường xuất khẩu khó khăn vì cho dù doanh nghiệp có hoạt động tốt đến đâu đi nữa thì lợi nhuận chỉ đủ để trả lãi suất và các chi phí khác mà không có tích lũy thặng dư để tiếp tục phát triển./.
Thúy Hiền (TTXVN)