Theo đại diện Hiệp hội Vận tải, với việc giá xăng dầu tăng vào tối 20/4, các doanh nghiệp vận tải phải tính lại chi phí kinh doanh.
Tuy nhiên, đánh giá của các Hiệp hội Vận tải cũng cho rằng, cước vận tải chưa thể tăng ngay lập tức mà chậm nhất cũng phải sau ngày 1/6, khi Quỹ bảo trì đường bộ chính thức có hiệu lực sẽ ép doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá vé.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, mức tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến các đơn vị vận tải. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang cân nhắc tăng giá cước vào một thời điểm thích hợp bởi nếu nâng giá lên ngay lập tức dân không chịu được sẽ kéo theo doanh thu thấp.
“Hơn nữa, lần này giá xăng, dầu tăng khoảng 5%, nếu giá cước vận tải có điều chỉnh tăng thì cũng chỉ tăng khoảng 3%. Mà nếu chỉ tăng mức đấy thì không đáng kể, chi phí bỏ ra để in ấn vé còn tốn hơn phần thu được từ tăng giá,” ông Liên khẳng định.
Đánh giá về giá cước các loại hình vận tải, ông Liên cho rằng, với loại hình taxi, đợt đầu tháng 3 nhiều hãng taxi đã tăng giá, với mức tăng bình quân là 1.000 đồng/km, còn lại một số hãng vẫn kiềm chế chưa tăng đợt vừa rồi. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên cân đối và điều chỉnh cho hợp lý để doanh nghiệp khỏi lỗ.
“Doanh nghiệp nếu có điều chỉnh cước thì nên cố gắng đợi sau ngày 1/6 tới đây,” ông Liên khuyến cáo.
Với xe khách tuyến cố định, ông Liên cho rằng, trong đợt tăng giá xăng trước vào ngày 7/3 chưa có doanh nghiệp nào điều chỉnh giá cước do đơn vị vận tải lo sợ người dân đi lại ít nên các doanh nghiệp phải tự kiềm chế trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Ông Liên đưa ra nhận đinh: “Đợt tăng giá dầu lần này cũng không lớn, nên Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng chịu đựng thêm một thời gian nữa, đợi đến 1/6 khi thực hiện phí bảo trì đường bộ, cộng với giá dầu tăng lần này để tính điều chỉnh giá cước cho phù hợp.”
Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ôtô Việt Nam cho hay: “Cộng cả hai lần tăng trong năm nay giá xăng đã tăng khoảng 15%, dầu diesel tăng khoảng 8%. Lần trước taxi đã điều chỉnh giá cước rồi, nhưng với xe khách thì vẫn chưa tăng giá vé.”
Tuy nhiên, theo ông Hùng, từ ngày 1/6 tới sẽ có thêm phí bảo trì đường bộ nữa, hai sức ép đấy cộng lại sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước.
Ông Hùng khẳng định: “Với taxi, lần tăng giá xăng này không quá cao nên có thể giá cước sẽ không được điều chỉnh nữa, nhưng tới đây công thêm phí bảo trì nữa thì cũng chưa thể nói trước được, và có thể sẽ tăng. Với xe khách thì khả năng sẽ phải điều chỉnh.”
Riêng với xe khách chạy dầu, theo quan điểm của ông Hùng, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải tăng nhưng mức tăng bao nhiêu cũng là vấn đề khó vì thời điểm này khách ít, nếu tăng quá cao khách đi lại sẽ giảm thêm. Giá cước nếu tăng sẽ rơi vào khoảng từ 7-10% so với mức giá vé hiện nay.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, về phía nhân dân, trong điều kiện khó khăn kinh tế thế này, giá xăng dầu liên tục tăng thì mọi người nên chọn cách tiết kiệm xăng dầu để tiết kiệm như đi bộ hoặc đi xe đạp với các cự ly gần, còn đi trong nội đô có thể lựa chọn xe buýt…/.
Tuy nhiên, đánh giá của các Hiệp hội Vận tải cũng cho rằng, cước vận tải chưa thể tăng ngay lập tức mà chậm nhất cũng phải sau ngày 1/6, khi Quỹ bảo trì đường bộ chính thức có hiệu lực sẽ ép doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh giá vé.
Theo ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô Hà Nội, mức tăng giá xăng dầu đã ảnh hưởng đến các đơn vị vận tải. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng đang cân nhắc tăng giá cước vào một thời điểm thích hợp bởi nếu nâng giá lên ngay lập tức dân không chịu được sẽ kéo theo doanh thu thấp.
“Hơn nữa, lần này giá xăng, dầu tăng khoảng 5%, nếu giá cước vận tải có điều chỉnh tăng thì cũng chỉ tăng khoảng 3%. Mà nếu chỉ tăng mức đấy thì không đáng kể, chi phí bỏ ra để in ấn vé còn tốn hơn phần thu được từ tăng giá,” ông Liên khẳng định.
Đánh giá về giá cước các loại hình vận tải, ông Liên cho rằng, với loại hình taxi, đợt đầu tháng 3 nhiều hãng taxi đã tăng giá, với mức tăng bình quân là 1.000 đồng/km, còn lại một số hãng vẫn kiềm chế chưa tăng đợt vừa rồi. Vì vậy, chúng tôi khuyến cáo các doanh nghiệp nên cân đối và điều chỉnh cho hợp lý để doanh nghiệp khỏi lỗ.
“Doanh nghiệp nếu có điều chỉnh cước thì nên cố gắng đợi sau ngày 1/6 tới đây,” ông Liên khuyến cáo.
Với xe khách tuyến cố định, ông Liên cho rằng, trong đợt tăng giá xăng trước vào ngày 7/3 chưa có doanh nghiệp nào điều chỉnh giá cước do đơn vị vận tải lo sợ người dân đi lại ít nên các doanh nghiệp phải tự kiềm chế trong bối cảnh kinh tế khó khăn.
Ông Liên đưa ra nhận đinh: “Đợt tăng giá dầu lần này cũng không lớn, nên Hiệp hội cũng đề nghị các doanh nghiệp cố gắng chịu đựng thêm một thời gian nữa, đợi đến 1/6 khi thực hiện phí bảo trì đường bộ, cộng với giá dầu tăng lần này để tính điều chỉnh giá cước cho phù hợp.”
Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ôtô Việt Nam cho hay: “Cộng cả hai lần tăng trong năm nay giá xăng đã tăng khoảng 15%, dầu diesel tăng khoảng 8%. Lần trước taxi đã điều chỉnh giá cước rồi, nhưng với xe khách thì vẫn chưa tăng giá vé.”
Tuy nhiên, theo ông Hùng, từ ngày 1/6 tới sẽ có thêm phí bảo trì đường bộ nữa, hai sức ép đấy cộng lại sẽ buộc các doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước.
Ông Hùng khẳng định: “Với taxi, lần tăng giá xăng này không quá cao nên có thể giá cước sẽ không được điều chỉnh nữa, nhưng tới đây công thêm phí bảo trì nữa thì cũng chưa thể nói trước được, và có thể sẽ tăng. Với xe khách thì khả năng sẽ phải điều chỉnh.”
Riêng với xe khách chạy dầu, theo quan điểm của ông Hùng, các doanh nghiệp chắc chắn sẽ phải tăng nhưng mức tăng bao nhiêu cũng là vấn đề khó vì thời điểm này khách ít, nếu tăng quá cao khách đi lại sẽ giảm thêm. Giá cước nếu tăng sẽ rơi vào khoảng từ 7-10% so với mức giá vé hiện nay.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, về phía nhân dân, trong điều kiện khó khăn kinh tế thế này, giá xăng dầu liên tục tăng thì mọi người nên chọn cách tiết kiệm xăng dầu để tiết kiệm như đi bộ hoặc đi xe đạp với các cự ly gần, còn đi trong nội đô có thể lựa chọn xe buýt…/.
Việt Hùng (Vietnam+)