Với chủ đề "Trật tự thế giới mới đã được xác lập, các thương hiệu Việt Nam đã sẵn sàng", hội nghị hình thành thế giới 2012, xây dựng dựng thương hiệu Việt Nam phát triển toàn cầu bắt đầu tư bên trong do Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Công ty tư vấn thương hiệu doanh nghiệp Consulus tổ chức tại Hà Nội thu hút hơn 200 doanh nghiệp tham gia.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết gần đây, dự án khảo sát thương hiệu châu Á đã công bố kết quả về sức mạnh thương hiệu hàng đầu tại thị trường châu Á với 4 tiêu chí khảo sát chính đó là sự thân thiện, tiện dụng, sáng tạo và khả năng đột phá của thương hiệu.
Với khảo sát này, thương hiệu Việt Nam hiện chiếm ở vị trí rất thấp chủ yếu về mức độ thân thiện, tiện dụng và còn kém về mức độ sáng tạo và khả năng đột phá.
Theo bà Helena Pham, Giám đốc thị trường Việt Nam của Công ty Consulus, với tình hình khủng hoàng tại châu Âu và sự suy thoái kinh tế diễn ra với tốc độ gia tăng, các nền kinh tế châu Á nay đóng vai trò chèo lái sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, trong khi châu Á được kỳ vọng sẽ là thị trường bán lẻ béo bở cho các sản phẩm tiêu dùng nhưng lại có quá ít thương hiệu đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Có một điều cơ bản mà lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải hiểu đó là xây dựng những thương hiệu thành công bắt đầu từ bên trong. Họ cần phải tìm hiểu cách làm thế nào để tiến lên trong chuỗi giá trị và hưởng tỉ suất lợi nhuận cao hơn bắt đầu tư mô hình kinh doanh tới trải nghiệm thiết kế.
Theo ý kiến của các chuyên gia tại hội nghị, để phát triển nhân rộng công việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu có uy tín, các công ty thường đi tìm kiếm các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang gặp phải một thách thức đó là, các nhà đầu tư nước ngoài rất ngại đầu tư vào các công ty Việt Nam do công ty Việt Nam yếu về năng lực quản lý. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài, họ cần xây dựng được đội ngũ nhân lực cấp cao và tạo lòng tin về năng lực quản lý trước nhà đầu tư.
Bà Vũ Hạnh Nga, Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Đỉnh Cao Mới chia sẻ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một quá trình dài và liên tục. Doanh nghiệp không thể đốt cháy giai đoạn xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống nội bộ nhằm tạo ra một văn hóa mạnh và đội ngũ lãnh đạo từ chính nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi như vậy, họ mới đạt được sự phát triển bền vững trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng có tính toàn cầu như hiện nay./.
Bà Nguyễn Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI cho biết gần đây, dự án khảo sát thương hiệu châu Á đã công bố kết quả về sức mạnh thương hiệu hàng đầu tại thị trường châu Á với 4 tiêu chí khảo sát chính đó là sự thân thiện, tiện dụng, sáng tạo và khả năng đột phá của thương hiệu.
Với khảo sát này, thương hiệu Việt Nam hiện chiếm ở vị trí rất thấp chủ yếu về mức độ thân thiện, tiện dụng và còn kém về mức độ sáng tạo và khả năng đột phá.
Theo bà Helena Pham, Giám đốc thị trường Việt Nam của Công ty Consulus, với tình hình khủng hoàng tại châu Âu và sự suy thoái kinh tế diễn ra với tốc độ gia tăng, các nền kinh tế châu Á nay đóng vai trò chèo lái sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, trong khi châu Á được kỳ vọng sẽ là thị trường bán lẻ béo bở cho các sản phẩm tiêu dùng nhưng lại có quá ít thương hiệu đến từ châu Á, trong đó có Việt Nam. Có một điều cơ bản mà lãnh đạo các doanh nghiệp cần phải hiểu đó là xây dựng những thương hiệu thành công bắt đầu từ bên trong. Họ cần phải tìm hiểu cách làm thế nào để tiến lên trong chuỗi giá trị và hưởng tỉ suất lợi nhuận cao hơn bắt đầu tư mô hình kinh doanh tới trải nghiệm thiết kế.
Theo ý kiến của các chuyên gia tại hội nghị, để phát triển nhân rộng công việc kinh doanh và xây dựng thương hiệu có uy tín, các công ty thường đi tìm kiếm các nhà đầu tư.
Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam đang gặp phải một thách thức đó là, các nhà đầu tư nước ngoài rất ngại đầu tư vào các công ty Việt Nam do công ty Việt Nam yếu về năng lực quản lý. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn thu hút nhà đầu tư nước ngoài, họ cần xây dựng được đội ngũ nhân lực cấp cao và tạo lòng tin về năng lực quản lý trước nhà đầu tư.
Bà Vũ Hạnh Nga, Tổng Giám đốc Công ty dịch vụ Đỉnh Cao Mới chia sẻ, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp là một quá trình dài và liên tục. Doanh nghiệp không thể đốt cháy giai đoạn xây dựng thương hiệu. Các doanh nghiệp cần phải xây dựng hệ thống nội bộ nhằm tạo ra một văn hóa mạnh và đội ngũ lãnh đạo từ chính nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi như vậy, họ mới đạt được sự phát triển bền vững trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng có tính toàn cầu như hiện nay./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN)