Ngày 3/5, tiếp xúc cử tri quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nhìn chung còn yếu kém, trong khi đó, năm 2015 Việt Nam sẽ tự do hóa hoàn toàn về thương mại, giảm thuế suất, như đã cam kết với các tổ chức quốc tế có liên quan.
Theo Chủ tịch nước, thời gian còn lại không nhiều, do vậy phải nỗ lực tối đa, các doanh nghiệp phải chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đại diện doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ có thêm các giải pháp mạnh hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, như giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ lãi suất ngân hàng, ưu tiên nguồn vốn để duy trì sản xuất...
Theo cử tri Trần Trường Sơn, đại diện khối doanh nghiệp sáng tạo thành phố, hiện nay doanh nghiệp sáng tạo nói chung và doanh nghiệp chế tạo máy nói riêng đang chết dần; sự sáng tạo của nền kinh tế, khả năng tăng năng suất của nền kinh tế có nhiều hạn chế. Vì vậy cần ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp sáng tạo, hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp chế tạo máy...
Lãi suất ngân hàng tăng cao, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn khó khăn, thiếu vốn... cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày đang “sống dở, chết dở.” Các cử tri đại diện khối doanh nghiệp dệt may kiến nghị nên thành lập vùng nguyên liệu tại chỗ để doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có chính sách cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, công nghệ...
Trước những băn khoăn và kiến nghị của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, song song với kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã bắt đầu triển khai một số giải pháp cụ thể để khắc phục tình hình suy giảm kinh tế và sản xuất đang khó khăn hiện nay.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, một mặt Nhà nước sẽ có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng mặt khác doanh nghiệp phải chủ động nỗ lực vượt khó, vì trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không thể cứ mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước./.
Theo Chủ tịch nước, thời gian còn lại không nhiều, do vậy phải nỗ lực tối đa, các doanh nghiệp phải chủ động khắc phục khó khăn, nỗ lực vươn lên mạnh mẽ hơn nữa.
Tại buổi tiếp xúc, nhiều cử tri đại diện doanh nghiệp đã kiến nghị Chính phủ có thêm các giải pháp mạnh hơn nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong tình hình hiện nay, như giảm thuế thu nhập đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hạ lãi suất ngân hàng, ưu tiên nguồn vốn để duy trì sản xuất...
Theo cử tri Trần Trường Sơn, đại diện khối doanh nghiệp sáng tạo thành phố, hiện nay doanh nghiệp sáng tạo nói chung và doanh nghiệp chế tạo máy nói riêng đang chết dần; sự sáng tạo của nền kinh tế, khả năng tăng năng suất của nền kinh tế có nhiều hạn chế. Vì vậy cần ưu tiên nguồn vốn cho doanh nghiệp sáng tạo, hỗ trợ 100% lãi suất cho doanh nghiệp chế tạo máy...
Lãi suất ngân hàng tăng cao, doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn khó khăn, thiếu vốn... cũng là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may, da giày đang “sống dở, chết dở.” Các cử tri đại diện khối doanh nghiệp dệt may kiến nghị nên thành lập vùng nguyên liệu tại chỗ để doanh nghiệp tăng giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có chính sách cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, công nghệ...
Trước những băn khoăn và kiến nghị của cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, song song với kiềm chế lạm phát, Chính phủ đã bắt đầu triển khai một số giải pháp cụ thể để khắc phục tình hình suy giảm kinh tế và sản xuất đang khó khăn hiện nay.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, một mặt Nhà nước sẽ có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, nhưng mặt khác doanh nghiệp phải chủ động nỗ lực vượt khó, vì trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp không thể cứ mãi trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN)